Các Lỗi Trong Bóng Đá | Lỗi Nào Trực Tiếp và Lỗi Nào Gián Tiếp

Bóng đá là một môn thể thao mang tính đối kháng, các cầu thủ tranh chấp với nhau ở rất nhiều tình huống trên sân. Trong các trường hợp như vậy, dù vô tình hay cố ý thì cầu thủ cũng đều có phạm lỗi với đối phương. Tùy vào mức độ của tình huống phạm lỗi mà mức phạt đưa ra là khác nhau. Hôm nay chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về những lỗi cơ bản và phổ biến nhất trong bóng đá 11 người, 7 người và 5 người nhé!

Các lỗi trong bóng đá 11 người

Lỗi phạt gián tiếp

Hầu như khi theo dõi các trận đấu bóng đá chuyên nghiệp, mọi người thường nghĩ hiếm khi được chứng kiến những pha đá phạt gián tiếp. Nhưng thực chất một kiểu phạt gián tiếp được sử dụng rất nhiều trong các trận bóng đấy. Đó là lỗi việt vị.

Cầu thủ bị việt vị khi trực tiếp ảnh hưởng đến một pha bóng mà lúc đó anh ta hoặc đồng đội đứng dưới hậu vệ cuối cùng của đối phương ( đứng ở khoảng không giữa thủ môn và hậu vệ đứng sâu nhất của đối phương) khi bóng vừa được đồng đội chuyền đi. Khi việt vị thì đội bóng của cầu thủ này sẽ phải chịu một quả phạt gián tiếp tại vị trí lỗi và hầu như những tình đá phạt gián tiếp này không đáng chú ý.

Ngoài ra các thủ môn cũng sẽ bị thổi phạt và dẫn đến một quả phạt gián tiếp nếu như:

  • Giữ bóng quá lâu để câu giờ.
  •  Vứt bóng xuống sân rồi lại nhặt bóng lên
  •  Thủ môn dùng tay bắt những pha bóng chuyền về bằng chân của đồng đội

Ở những quả phạt gián tiếp, nếu bóng vào khung thành nhưng chưa chạm chân cầu ngủ nào khác người đá phạt thì sẽ không công nhận bàn thắng.

Tình huống bị phạt gián tiếp & cản phá bằng tay trong vòng cấm "hy hữu" tại giải Hạng Nhất 2019

Lỗi phạt trực tiếp

Các quả phạt trực tiếp sẽ được công nhận bàn thắng miễn sao đưa được bóng vào khung thành bằng bất kỳ bộ phận nào, trừ tay.

Bóng đá có rất nhiều lỗi được xem là lỗi trực tiếp, được FIFA quy định rất rõ ràng. Hãy điểm qua một số lỗi cơ bản, rất thường xuyên gặp trong các trận bóng:

  • Chèn hoặc lôi kéo đối phương
  • Đá hay tìm cách đá đối phương
  • Đánh hay tìm cách đánh đối phương
  • Cản trở đối phương di chuyển hoặc xử lý bóng
  • Xoạc lấy bóng nhưng chạm chân đối phương trước
  • Nhổ nước bọt vào đối phương
  • Cố tình chơi bóng bằng tay
  • Nhảy vào đối phương…

Khi phạm các lỗi trên, cầu thủ sẽ được trọng tài xem xét mức độ nặng nhẹ của hành vi gây ra và đánh giá các lỗi này là do cố tình hay vô ý, do bất cẩn hay thô bạo. Nhờ vào những xem xét ấy mà đưa ra án phạt hợp lý gồm một quả đá phạt trực tiếp và có thể kèm theo thẻ phạt.

Các loại thẻ phạt trong bóng đá

Bàn tay của Chúa... À nhầm, bàn tay của Suarez

Có 2 loại thẻ phạt sử dụng trong bóng đá. Thẻ vàng được trọng tài sử dụng ở những pha phạm lỗi nguy hiểm nhưng có thể là vô ý hoặc là cố ý nhưng ở xa khung thành và cơ hội có bàn thắng của cầu thủ bị phạm lỗi không rõ,…Đây là thẻ phạt nhằm cảnh cáo cầu thủ chơi bóng đẹp hơn.

Đối với những pha chơi bóng ác ý, thô bạo mang tính triệt hạ đối phương, hoặc ở những pha bóng có thể dẫn đến bàn thắng một cách rõ ràng thì trọng tài sẽ sử dụng thẻ đỏ để đuổi cầu thủ phạm lỗi ra khỏi sân và đội bóng của anh ta sẽ thi đấu thiếu người

Hai thẻ vàng có giá trị bằng một thẻ đỏ và cầu thủ cũng sẽ bị đuổi nếu nhận thẻ vàng thứ 2 trong một trận đấu. Ngoài ra trong cùng một giải đấu, nếu cầu thủ nhận 3 thẻ vàng trong các trận trước thì sẽ bị treo giò ở trận kế tiếp. Trận đấu bị treo giò, cầu thủ sẽ được tính là đã tẩy thẻ.

Nói đến thẻ đỏ thì nó sẽ gắn liền với lỗi rời sân-lỗi 12 trong bóng đá. Phạm một trong các lỗi sau thì cầu thủ chắc chắn ăn một chiếc thẻ đỏ và rời khỏi sân:

  • Phi thể thao: có thái độ hung hăng, lăng mạ cầu thủ khác, xúc phạm, khiêu khích và gây hấn với đối phương, phản ứng thái quá đối với trọng tài
  • Bạo lực, đánh nhau trên sân.
  • Có những hành vi khiếm nhã như nhổ nước bọt vào đối phương hoặc trọng tài
  • Có tình biến mình thành thủ môn khi dùng tay cản bàn thắng (trường hợp của Luis Suarez trong trận Uruguay vs Ghana tại World Cup 2010)
Thành Chung nhận thẻ đỏ trực tiếp vì lỗi đánh nguội

Lỗi phạt đền

Một quả phạt đền sẽ được trọng tài xác định khi cầu thủ vi phạm các lỗi phạt trực tiếp trong khu vực vòng cấm của đội nhà. Cố tình dùng tay chơi bóng trong khu vực này, hoặc có thể là vô tình nhưng tay không khép sát người cũng sẽ chịu phạt đền.

Có thể đây là lỗi không nguy hiểm và cầu thủ phạm lỗi có khi không phải nhận thẻ phạt, nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến thể cục của trận đấu.

Thường thì những lỗi dẫn đến phạt đền sẽ được các cầu thủ tranh cãi và phân trần với trọng tài rằng mình không có lỗi và đối phương ăn vạ. Điều này làm cho việc ra quyết định của các trọng tài rất khó khăn.

Ngày nay với sự có mặt của công nghệ VAR đã giúp các vị vua áo đen thoải mái hơn, đỡ áp lực hơn trong việc cho hưởng phạt đền, không còn bị phản ứng nhiều nữa.

Nguyễn Văn Toàn và những lần bị phạm lỗi, từ chối penalty tại V.League 2019 | ON Sports

Các lỗi trong bóng đá 7 người

Các lỗi trong bóng đá 7 người nhìn chung tương tự như bóng đá 11 người, vì thế nên ở đây chỉ điểm qua vài sự khác nhau của bóng đá 7 người thôi nhé.

Nếu như ở bóng đá 11 người các thủ môn chỉ bị phạt gián tiếp khi vi phạm các lỗi như giữ bóng quá 6 giây, bắt bóng 2 lần liên tiếp ( tức là vừa thả bóng xuống mà lại bắt bóng lên lại), bắt bóng bằng tay khi nhận đường chuyền bằng chân,… thì trong bóng đá 7 người, những lỗi này được tính là lỗi phạt trực tiếp. Vị trí đá phạt được đặt ở vòng 13m gần với vị trí phạm lỗi nhất.

Cần chú ý thì luật việt vị cũng được xác định và xử lý như trong bóng đá 11 người.

Các lỗi trong bóng đá 5 người

Có nhiều điểm khác biệt của bóng đá 5 người so với bóng đá 11 người dẫn đến các lỗi trên sân mini này cũng có nhiều sự khác biệt so với trên sân có 11 người.

Thứ nhất cần phải nói đến lỗi việt vị, nó không còn giá trị đối với bóng đá 5 người nữa, các cầu thủ sẽ được di chuyển tự do phù hợp với chiến thuật và lối chơi của đội mình là được.

Các cú đá biên sẽ thay cho các tình huống ném biên ở bóng đá 11 người hoặc 7 người. Lúc này sẽ sinh ra luật mới cho đá biên. Đó là cầu thủ đá biên sẽ phải thực hiện cú đá trong vòng 4 giây, nếu vượt quá khoảng thời gian đó, quyền đá biên sẽ được trao lại cho đối phương. Ngoài ra chạm bóng 2 lần liên tiếp khi đá biên cũng xem là phạm lỗi. Đội chịu quả đá biên cũng phải đứng cách cách vị trí đá ít nhất 5m

Tiếp theo là đối với thủ môn, thêm một vài lỗi mà thủ môn vi phạm sẽ dẫn đến những quả đá phạt gián tiếp.

  • Thời gian được giữ bóng của thủ môn trong bóng đá 5 người chỉ còn là 4 giây, quá 4 giây coi như phạm một lỗi gián tiếp.
  • Khi bóng đã được chuyền cho đồng đội, thủ môn cũng sẽ bị phạt gián tiếp nếu như nhận lại bóng từ đồng đội mà bóng chưa qua phần sân hoặc chưa chạm chân đối phương.

Điểm khác biệt rõ ràng cuối cùng so với bóng đá 11 người là lỗi tổng hợp. Mỗi tình huống phạm lỗi trực tiếp sẽ được tính là một lỗi tổng hợp. Kể từ lỗi tổng hợp thứ 6 trở đi, đội bị phạm lỗi sẽ được hưởng các quả phạt không có hàng rào, vị trí đá phạt thường là ở chấm phạt đền thứ 2 (chấm 10m).

Luật bóng đá 5 người cơ bản - Những nhầm lẫn và lỗi thường mắc phải

Trên đây là những lỗi cơ bản nhất trong bóng đá 5 người, 7 người và 11 người. Tùy theo đặc điểm riêng của từng loại mà có những tình huống lỗi cũng như các xử phạt khác nhau của các trọng tài. Dẫu biết bóng đá là môn thể thao đẹp nhưng những pha phạm lỗi cũng là một gia vị, một loại xúc tác làm tăng hương vị cho môn thể thao vua. Nhưng hãy nhớ cố gắng hạn chế được càng nhiều lỗi thì càng tốt nhé!

Leave a Comment

           
Bài trước

Luật Bóng Đá Futsal | Những Luật Cơ Bản Bạn Cần Nắm

La Liga, Ngoại Hạng Anh, Seria, Bundesliga Có Bao Nhiêu Vòng Đấu

           
Bài tiếp theo