Việt Vị Là Gì? Làm Thế Nào Để Bẫy Việt Vị và Thoát Bẫy Việt Vị

Trong bóng đá, để đảm bảo tính công bằng cũng như là tính trung thực thì người ta đã đặt ra những luật cụ thể cho từng tình huống.

Trong các tình huống phạm lỗi, có lẽ lỗi việt vị là một trong những lỗi làm cho người xem khá khó hiểu và hình dung.

Bài viết này sẽ phân tích về lỗi việt vị và những khía cạnh xoay quanh nó. Giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng và toàn diện về việt vị.

Việt vị là gì?

Việt vị là một lỗi cơ bản trong bóng đá. Nó đưa ra nhằm hạn chế tình trạng các cầu thủ dâng cao tấn công vô tội vạ và đảm bảo tính công bằng cho hai đội.

Luật việt vị là luật XI trong Luật bóng đá (Laws of the Game) được đưa ra bởi FIFA và đã được áp dụng trên hầu hết thế giới. Trong tiếng Anh, việt vị được viết là Offside.

Dưới đây là cách nhận biết lỗi việt vị theo quy định chung của FIFA:

Giả sử chúng ta có hai đội bóng A và B. Tình huống việt vị diễn ra khi, cầu thủ đội B đứng bên phần sân đội A, đồng thời giữa cầu thủ B và đường biên ngang của đội A có không quá 2 cầu thủ của đội A.

Trong đó thủ môn của đội A cũng được tính là một cầu thủ. Như vậy để không bị phạt lỗi việt vị, thì khoảng trống giữa cầu thủ đội B và thủ môn đội A phải có ít nhất 2 cầu thủ đội A.

Đó là về vị trí, còn một điều kiện nữa mà cần có nó, thì lỗi việt vị mới được áp dụng. Đó là khi cầu thủ đội B đã đứng ở vị trí việt vị và đồng thời nhận đường chuyền bóng từ đồng đội.

Khi nhận bóng, cầu thủ đó có đứng sau quả bóng, tức là có hướng di chuyển về phía khung thành đối phương.

Như vậy tổng kết lại, chúng ta có một khái niệm việt vị như sau: Việt vị được tính khi một cầu thủ nhận bóng từ đường chuyền của đồng đội và hướng về phía khung thành đối phương, mà trong khoảng cách từ cầu thủ đó đến đường biên ngang của đội còn lại có không quá 2 cầu thủ đội phòng ngự.

Những điểm lưu ý của lỗi việt vị mà bạn cần biết

Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng, không phải cầu thủ không được nhận bóng ở tư thế việt vị. Bởi vì lỗi việt vị chỉ được tính trước khi đồng đội chạm bóng để chuyền.

Sau khi đồng đội đã chạm bóng và chuyền bóng đi, thì chúng ta hoàn toàn có thể nhận bóng mà không cần điều kiện nào. Miễn là trước khi đồng đội chuyền bóng, chúng ta không rơi vào tư thế việt vị.

Việt vị chỉ được tính khi chúng ta nhận bóng từ đồng đội. Trường hợp chúng ta nhận bóng từ đội bạn thì lỗi việt vị không được áp dụng.

Tuy nhiên bóng từ đội bạn được tính là đường chuyền về của đội bạn. Ngoài ra các tình huống cản phá của đội bạn, bóng bật ra, thì cầu đội tấn công không được phép chạm bóng.

Một cầu thủ bị phạt việt vị khi cầu thủ đó tham gia vào tình huống bóng. Nếu cầu thủ đó có vị trí đứng rơi vào tình huống việt vị, nhưng không trực tiếp chạm bóng từ đường chuyền của đồng đội, thì đó chưa được xem là lỗi việt vị.

Trong trường hợp cầu thủ đã đứng ở vị trí việt vị, nhưng nhận bóng từ các tình huống ném biên, phạt góc, phát bóng thì lỗi việt vị cũng không được áp dụng.

LUẬT VIỆT VỊ VÀ NHỮNG CÂU HỎI VÌ SAO?

Xử phạt lỗi việt vị như thế nào?

Lỗi việt vị không gây ảnh hưởng đến trực tiếp đến thành tích của đội bóng. Tuy nhiên nó gây đứt mạch tấn công, nhiều tình huống bàn thắng không được công nhận.

Trọng tài biên là người có thẩm quyền trong việc đưa ra quyết định xử phạt việt vị. Khi phát hiện tình huống việt vị, trọng tài biên căng cờ báo hiệu cho trọng tài chính.

Khi đó trọng tài chính cắt còi, cho dừng trận đấu và đội được việt vị sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp từ vị trí mà cầu thủ đội kia mắc lỗi.

Thông thường những quả phạt từ lỗi việt vị không mang lại nguy hiểm cho đội bị phạt. Bởi vì vị trí mắc lỗi việt vị thường nằm ở phần sân đối phương, do đó nó tương tự như một quả phát bóng lên.

Hiện nay kết hợp với những yếu tố công nghệ hiện đại, nhằm đem lại công bằng và độ chính xác cho những tình huống phạt việt vị.

Người ta đã áp dụng công nghệ VAR (Video assistant referee) vào bóng đá để xác định lỗi việt vị.

Với công nghệ này, việc xác định lỗi việt vị được chính xác đến 98%. Hỗ trợ trọng tài chính đưa ra những quyết định chính xác và công bằng nhất.

[Cập nhật] Luật việt vị của FIFA 2021

Về việc cầu thủ đội tấn công nhận bóng từ những tình huống không phải là đường chuyền của đồng đội, FIFA đã đưa ra những điều lệ cụ thể.

Theo luật FIFA năm 2005 thì “cầu thủ đang ở vị trí việt vị, nếu để bất cứ bộ phận nào trên cơ thể chạm vào bóng” thì sẽ bị thổi việt vị.

Điều này đồng nghĩa, nếu bóng được chuyền về, hoặc bóng chạm cầu thủ phòng ngự bật ra, hoặc bóng chạm thủ môn đội phòng ngự bật ra thì cầu thủ đội tấn công có quyền chạm bóng, dù đang ở tư thế việt vị.

Tuy nhiên điều này gây nên sự bất công cho đội phòng ngự. Bởi những tình huống cản phá, đa số là xuất phát từ phản xạ và nỗ lực đẩy bóng ra khỏi tình huống nguy hiểm.

Do đó đến năm 2013, FIFA đã cập nhật điều lệ này cụ thể như sau: “Cầu thủ đang ở thế việt vị chỉ có thể tiếp tục tham gia tình huống bóng khi đối phương chủ ý chuyền bóng về. Còn với tình huống nhận bóng từ pha cản phá của đối phương thì trọng tài vẫn thổi việt vị”.

Việc cập nhật này được xem là mang lại công bằng hơn cho đội phòng ngự. Đồng thời cũng giúp những thủ môn, hậu vệ tự tin hơn trong những pha cản phá của mình.

Luật năm 2013 của FIFA, có một điểm rất mới và đáng lưu tâm, đó là cầu thủ không phải chỉ chạm bóng mới bị thổi việt vị.

Trong những tình huống cụ thể, dù không chạm bóng cầu thủ vẫn bị thổi việt vị, cụ thể như sau: “Thổi phạt cầu thủ có hướng di chuyển hay có những tác động là ảnh hưởng đến  khả năng phòng ngự của đối phương trong tư thế đã việt vị”.

Như vậy, theo luật mới cầu thủ đội tấn công rất dễ mắc phải lỗi việt vị. Nhất là những tình huống bị gài bẫy việt vị.

Lịch sử về luật việt vị

Theo một số tài liệu, luật việt vị được cho ra đời ở nước Anh vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Khi đó những trường trung học ở Anh bắt đầu phổ biến phong trào chơi bóng đá.

Vì nhận thấy sự bất công và thiếu đi nét đẹp cạnh tranh của bóng đá. Vì các cầu thủ lúc này có xu hướng dâng lên cao và đợi đường chuyền từ đồng đội.

Do đó, luật việt vị được ra đời nhằm kiểm soát vấn đề này và đảm bảo các đội bóng thi đấu công bằng, đẹp mắt với nhau.

Những ngày đầu ra đời, luật việt vị được thực hiện khắt khe và vô cùng nghiêm ngặt. Luật việt vị hiện nay của FIFA đã có nhiều sửa đổi.

Từ năm 1848, luật việt vị đã chính thức ra đời một cách chính thức trên giấy tờ. Lúc này, luật việt vị được quy định theo quy tắc Cambridge, theo đó cầu thủ đã hiểu và nắm được quy định về luật việt vị.

Tuy nhiên luật việt vị lúc đó quy định số người đứng giữa cầu thủ tấn công và khung thành đội phòng ngự là 4 người.

Đến năm 1866, luật việt vị được điều chỉnh. Mặc dù vẫn tuân theo nguyên tắc Cambridge. Tuy nhiên số người từ 4 đã được giảm xuống còn 3.

Năm 1925, số cầu thủ tối thiểu của đội phòng ngự cần có để phạt việt vị lại một lần nữa được thay đổi. Lần này giảm từ 3 người xuống còn 2 người và được áp dụng cho đến nay.

Năm 2005, FIFA lại có những bổ sung cho luật việt vị. Theo đó cầu thủ sẽ được chạm, nhận hoặc sút bóng từ đường chuyền về, hoặc tình huống cản phá có chủ đích của đội đối phương. Khi đó lỗi việt vị không được áp dụng, dù cho cầu thủ đó đã rơi vào tư thế việt vị.

Đến năm 2013, FIFA lại một lần nữa cập nhật luật việt vị. Theo đó, cầu thủ sẽ được chạm, nhận, sút bóng từ tình huống chuyền về của đội bạn.

Tuy nhiên đối với tình huống cản phá, bóng bật ra thì cầu thủ không được chạm vào bóng. nếu chạm vào sẽ bị phạt lỗi việt vị.

Đồng thời nếu cầu thủ đang ở tư thế việt vị, có động tác, ý đồ cản trở cầu thủ đội phòng ngự. Thì dù không chạm bóng, cầu thủ đó vẫn bị thổi phạt việt vị.

Làm thế nào để có thể bẫy đối phương vào bẫy việt vị

Pha bẫy việt vị đẳng cấp thế giới của đội tuyển Việt Nam.

Nắm được quy tắc, cũng như là các điều kiện để cấu thành lỗi việt vị. Các đội bóng thường có chiến thuật bẫy việt vị.

Bẫy việt vị thường được giăng ra, trong những tình huống đá phạt, chuyền dài. Nhằm đưa cầu thủ tấn công rơi vào tư thế việt vị trước khi bóng được chuyền đi.

Bẫy việt vị được thực hiện bằng sự thống nhất giữa các cầu thủ đội phòng ngự. Ban đầu các cầu thủ đội phòng ngự sẽ đứng ở tư thế như bình thường.

Nhưng khi nhận thấy cầu thủ đội tấn công đang lấy đà chuẩn bị chuyền bóng, thì tức khắc, tất cả các cầu thủ của đội phòng ngự đều dâng lên cao, vượt lên trên các cầu thủ đội tấn công.

Khi đó, các cầu thủ đội tấn công sẽ rơi vào bẫy việt vị. Và nếu có một trong những cầu thủ đó chạm bóng thì sẽ bị phạt lỗi việt vị.

Tuy nhiên việc thực hiện bẫy việt vị không hề đơn giản. Vì các cầu thủ đội phòng ngự phải thật sự hiểu ý nhau.

Đồng thời phải chính xác trong khoảnh khắc quyết định dâng cao toàn bộ đội hình. Đội hình phải được dâng trước khi cầu thủ đội tấn công chạm và chuyền bóng.

Nếu đội hình dâng cao sau khi cầu thủ đội tấn công chuyền bóng, thì khi đó bẫy việt vị thất bại. Lúc nãy chỉ còn thủ môn đối mặt với rất nhiều cầu thủ đối phương, việc ghi bàn là điều dễ hiểu.

Trong tình huống bẫy việt vị một một, tức là giữa một tiền đạo và một hậu vệ. Thì cách thức cũng diễn ra tương tự.

Hậu vệ sẽ có xu hướng đứng cao hơn tiền đạo đội bạn, so với đường biên ngang của đội phòng ngự.

Khi đó nếu tiền đạo không đủ khéo léo, nhận bóng trong tư thế đó thì sẽ rơi vào bẫy việt vị. Ngược lại nếu bẫy việt vị không thành công, thì đó là cơ hội ngon ăn cho tiền đạo đội tấn công.

Làm thế nào để phá bẫy việt vị của đối phương

Nếu đội phòng ngự nghĩ ra được cách bẫy việt vị, thì đội tấn công cũng nghĩ ra được cách phá bẫy việt vị.

Việc phá bẫy việt vị dựa trên những kẽ hở mà bẫy việt vị còn chưa xử lý triệt để. Nó thường được tiền đạo đội tấn công áp dụng.

Để không rơi vào bẫy việt vị, cầu thủ đội tấn công cần duy trì khoảng cách sao cho mình không đứng thấp hơn hàng hậu vệ của đội phòng ngự.

Nghĩa là khoảng cách từ khung thành đội phòng ngự đến cầu thủ đội tấn công phải dài hơn hoặc bằng khoảng cách từ khung thành đội phòng ngự đến hàng hậu vệ của đội phòng ngự.

Cầu thủ đội tấn công chỉ được phép di chuyển vượt qua hàng phòng ngự, sau khi đồng đội mình chạm và chuyền bóng.

Như vậy tiền đạo đội tấn công cần phải có một tốc độ và sự nhạy bén cần thiết. Bởi vì sau đường chuyền của đồng đội thì cầu thủ mới được di chuyển để nhận bóng.

Khi đó phải thật nhanh thì mới bắt kịp đường chuyền và khiến hàng phòng ngự đối phương không kịp xoay sở.

Việc phá bẫy việt vị bằng cách này phụ thuộc vào sự nhạy bén, khả năng phán đoán và tốc độ của cầu thủ đội tấn công.

Ngoài ra còn có một cách bẫy việt vị khá hay. Cách này được áp dụng khi cầu thủ chuyền bóng và cầu thủ nhận bóng ở gần nhau.

Khi đó cầu thủ nhận bóng cảm thấy mình đã rơi vào thế việt vị và không nhận đường chuyền. Đồng thời để cho cầu thủ vừa chuyền bóng tiếp tục chạy xuống nhận bóng.

Như vậy cầu thủ sẽ không bị phạt việt vị. Đây là một cách phá bẫy việt vị rất thông minh, và nếu thành công thì sẽ gây bất ngờ cho hàng phòng ngự đối phương.

Việc phá bẫy việt vị dù là cách nào thì đòi hỏi sự ăn ý giữa các cầu thủ. Đồng thời nó đòi hỏi sự tư duy, khả năng phán đoán để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

CÁCH CHẠY CHỖ PHÁ BẪY VIỆT VỊ TRONG BÓNG ĐÁ (Vietsub)

Leave a Comment

           
Bài trước

Các Chiến Thuật Bóng Đá Nổi Tiếng | Chiến Thuật Nào Tốt Nhất?

Những Sân Bóng Đá Nổi Tiếng Thế Giới Và Việt Nam

           
Bài tiếp theo