Tắc Bóng Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Kỹ Thuật Tắc Bóng Trong Bóng Đá

Trong bóng đá, các kỹ năng chơi bóng cơ bản luôn được tất cả cầu thủ tập luyện và trau dồi liên tục. Một cầu thủ chỉ cần sở hữu kỹ thuật cơ bản đủ tốt thì đã có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình trên sân.

Những kỹ năng cơ bản đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp của một cầu thủ chuyên nghiệp và một trong số đó là kỹ năng tắc bóng, một trong những yếu tố cần thiết nhất của bất kỳ cầu thủ nào.

Ngoài những người thường xuyên theo dõi và có am hiểu về bộ môn này thì đã biết rõ về tắc bóng nhưng có thể với nhiều người khác thì thuật ngữ này còn khá mơ hồ nên hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tắc bóng là gì nhé.

Tắc bóng là gì?

Thuật ngữ tắc bóng được ra đời từ thuở sơ khai của bóng đá, bắt nguồn từ cái nôi của môn thể thao vua. Xuất phát từ một từ tiếng Anh là “tackle” với nghĩa là trượt sát vào chân đối thủ đang giữ bóng với mục đích ngăn cản cầu thủ đối phương kiểm soát bóng.

Tắc bóng là một trong những bài tập đầu tiên nhất của các các cầu thủ khi được đào tạo và là một yêu cầu bắt buộc cần phải có của bất kỳ cầu thủ nào.

Virgil Van Dijk 2020 - THE BEST ● Crazy Tackles

Kỹ thuật thực hiện một pha tắc bóng

Hiểu đơn giản thì tắc bóng chỉ là làm mọi cách để cho cầu thủ đang giữ bóng không còn kiểm soát quả bóng đó được nữa. Tuy nhiên để thực hiện được kỹ thuật này không phải là một điều đơn giản.

Đôi khi một cú tắc bóng đúng kỹ thuật và hiệu quả chỉ diễn ra trong khoảnh khắc vài giây nhưng để đạt được điều đó thì các cầu thủ phải trải qua những tháng ngày luyện tập chăm chỉ để có thể hiểu hết về tắc bóng và thực hiện một cách thuần thục.

Theo định nghĩa thì động tác tắc bóng sẽ là trượt sát, cản và giành bóng và đây cũng là những điểm khiến cầu thủ thực hiện tắc bóng phải phạm lỗi với đối phương.

Muốn tắc bóng thì việc đầu tiên cần làm là phải tiếp cận đối phương, đồng thời tiếp cận với quả bóng và xác định được những yếu tố liên quan.

Ngoài 3 động tác cơ bản đã kể ở trên thì còn cần hiểu thêm về những yếu tố liên quan mà cầu thủ cũng cần nắm khi tắc bóng đó chính là vận tốc của đối phương, khả năng bứt tốc, khả năng phán đoán tình huống và phải phản xạ đủ nhanh để tắc bóng chuẩn xác.

Cụ thể khi biết được vận tốc đi bóng và khả năng bứt tốc của đối thủ, tất nhiên là dựa vào kinh nghiệm thi đấu thì bạn mới có thể biết được phần trăm tắc bóng thành công là bao nhiêu để quyết định có sử dụng kỹ thuật này hay không.

Bên cạnh đó việc phán đoán tốt ý đồ đối phương sẽ giúp bạn chọn đúng thời điểm tắc bóng để tạo lợi thế mà thực hiện kỹ thuật này một cách hiệu quả.

Cuối cùng khả năng phản xạ sẽ giúp bạn giải quyết được những tình huống bất ngờ hoặc phán đoán sai ý đồ đối phương.

Một pha tắc bóng được đánh giá là thành công khi cầu thủ thực hiện có thể đẩy bóng ra khỏi tầm kiểm soát của cầu thủ đối phương mà không phạm lỗi. Một tình huống tắc bóng hoàn hảo thường sẽ được kết hợp với cướp bóng, tức là thực hiện tắc bóng nhưng không đẩy bóng ra xa mà sẽ tự bản thân mình kiểm soát được quả bóng đó. Kỹ thuật này được xem là cảnh giới cao của phòng ngự.

Chung quy lại thì bất kỳ một kỹ thuật nào trong bóng đá cũng cần phải tập luyện thường xuyên để phát huy hết độ hiệu quả, đặc biệt là đối với một kỹ năng chứa nhiều yếu tố rủi ro như tắc bóng.

Vị trí nào trên sân thường sử dụng tắc bóng

Tắc bóng là một trong những bài tập cơ bản nhất mà bất cứ cầu thủ nào cũng phải trải qua khi bước chân vào các học viện.

Tuy nhiên nếu nói về độ thường xuyên sử dụng kỹ thuật này thì có lẽ là những hậu vệtiền vệ phòng ngự, những người giữ vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ của một đội bóng.

Nhiệm vụ chính của một hậu vệ là làm mọi cách bảo vệ khung thành trước sự tấn công của đội bạn, chính vì thế những mẫu hậu vệ cổ điển thường chỉ cần đẩy quả bóng ra khỏi chân đối phương và ra xa khung thành là đã hoàn thành nhiệm vụ và điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích của kỹ thuật tắc bóng. Do vậy mà những hậu về luôn là những người có kỹ năng tắc bóng đỉnh cao nhất trên sân.

Tùy vào vị trí thi đấu mà phong cách chơi bóng thì những hậu vệ có cách sử dụng tắc bóng khác nhau.

The Art Of Defending - Old School

Thường thì với những hậu vệ biên hoặc những cầu thủ làm nhiệm vụ thu hồi bóng ở hàng tiền vệ thì tần suất tắc bóng của họ rất nhiều vì mức độ rủi ro và thiệt hại khi phạm lỗi sẽ không lớn khi điểm tắc bóng ở xa khung thành.

Những pha tắc bóng ở xa cầu môn đội nhà được thực hiện một cách thoải mái và thường xuyên, thông thường thì những pha bóng như vậy có tỷ lệ thành công không cao nhưng vẫn sẽ ngăn chặn được cầu thủ đối phương.

Đối với một trung vệ, người thi đấu gần với cầu môn hơn, thường xuyên phải đối mặt với cầu thủ đội bạn trong khu vực vòng cấm, nơi mà chỉ cần một sự sai sót nhỏ là đã dành tặng cơ hội cho đối phương thì những quyết định phải được đưa ra thật quyết đoán và chính xác, điều này cũng không ngoại lệ khi tắc bóng.

Những tình huống tắc bóng trong vòng cấm sẽ được cân nhắc rất kỹ trong khoảnh khắc, đó là điều rất khó và những người thực hiện công việc này đòi hỏi phải có sự quyết đoán và tự tin. Phần lớn những tình huống dẫn đến phạt đền thường do lỗi khi thực hiện tắc bóng, chỉ cần chậm hơn một chút hoặc chọn thời điểm tắc bóng không hợp lý thì rất dễ gặp phải tình trạng “tắc chân” và cầu thủ đội bạn sẽ ngay lập tức ngã xuống.

Tắc bóng – Kỹ thuật phạm lỗi chính đáng

Sergio Ramos 2021 ▬ Amazing Tackles & Goals | HD

Vai trò của tắc bóng trong nhiệm vụ phòng ngự luôn được xem trọng và đây cũng là một kỹ thuật khá nguy hiểm nên FIFA ban hành luật rất nghiêm khắc liên quan đến tắc bóng.

Với những tình huống tắc bóng lỗi và gây ra chấn thương cho đối thủ, nếu đó đơn thuần là một kỹ thuật được thực hiện sai thì hình phạt nhẹ nhất là cảnh cáo và nặng hơn là thẻ vàng, rất ít khi bị phạt thẻ đỏ trong những tình huống như vậy.

Tuy nhiên lạm dụng tắc bóng như một công cụ để triệt hạ đối thủ hoặc trong những tình huống có thể dẫn đến bàn thắng nhưng lại tắc bóng lỗi thì thẻ đỏ sẽ được áp dụng. Đặc biệt sẽ có thêm những hình phạt nguội cho cầu thủ cố tình dùng tắc bóng để gây ra những chấn thương nghiêm trọng cho đối phương.

Sẽ có nhiều tình huống tắc bóng sẽ là kỹ thuật phạm lỗi chính đáng khi có thể giúp đội nhà có được kết quả tốt, đó là những lúc khung thành của mình phải đối mặt với nguy hiểm thực sự, cầu thủ có thể chọn giải pháp tắc bóng và phạm lỗi, chấp nhận án phạt cao nhất để đổi lại mảnh lưới không bị rung lên và bảo toàn được tỉ số.

Các cầu thủ chuyên nghiệp sử dụng tắc bóng như thế nào?

50+ Players Humiliated by Virgil van Dijk ᴴᴰ

Những pha tắc bóng đỉnh cao luôn gắn liền với sự nghiệp lẫy lừng của những trung vệ đẳng cấp và Fabio Cannavaro cũng không ngoại lệ.

Năm 1992, tại sân tập của Napoli ở thành Naples, Cannavaro ghi dấu ấn đầu tiên của mình bằng pha tắc bóng đối với huyền thoại Maradona, người được người dân Napoli xem như một vị thánh và khi ông bị Cannavaro làm cho ngã ra như vậy thì không ai chấp nhận được.

Tuy nhiên chính Maradona lại là người duy nhất khen ngợi chàng trai trẻ này và đây như một dự báo trước cho sự xuất hiện của một trong những trung vệ hay nhất lịch sử bóng đá thế giới.

Sẽ là một thiếu sót khi không nhắc đến những cú tắc bóng của Sergio Ramos. Đội trưởng của Real Madrid sở hữu tốc độ và sự quyết đoán để đưa ra những quyết định tắc bóng nhanh chóng và chứa đầy sự nhiệt huyết.

Một cái tên cũng phải được nhắc tới khi nói về những pha tắc bóng đỉnh cao là Rafa Marquez. Trung vệ xuất sắc một thời của Barcelona không cần tốc độ của Ramos, cũng không quyết liệt và mạnh mẽ như Cannavaro, trung vệ người Mexico có khả năng phán đoán tuyệt vời giúp anh thực hiện những pha tắc bóng một cách rất nhẹ nhàng và chuẩn xác.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu như không kể tới một cầu thủ đưa chất hoang dã vào những cú tắc bóng như Filipe Luis. Mang trong mình dòng máu Samba, kết hợp với sự rèn dũa của môi trường bóng đá châu Âu kỷ luật và khoa học đã tạo ra một Filipe sở hữu khả năng tắc bóng quyết liệt nhưng được cân đo đong đếm kỹ lưỡng để đạt hiệu quả cao.

Đọc tới đây chắc có lẽ nhiều người sẽ thấy có gì đó không ổn đúng không nào? Đúng vậy đấy, chúng tôi đã cố ý quên đi 2 cái tên mà cách tắc bóng của họ đại diện cho 2 trường phái, 2 quan điểm khác nhau về cách phòng ngự, đó chính là Paolo Maldini và Alessandro Nesta.

Paolo Maldini and Nesta ● The Art Of Defending ● Best Duo Ever HD

Câu nói kinh điển của Maldini đủ để nói lên quan điểm của trung vệ người Ý về cách phòng ngự: “Nếu tôi phải xoạc bóng thì trước đó tôi đã mắc một sai lầm.”

Maldini là hậu vệ duy nhất của bóng đá thế giới đi vào ngôi đền huyền thoại mà chẳng bao giờ cần phải thực hiện những pha tắc bóng quyết liệt. Chính vì thế mà người hâm mộ rất ít khi thấy Maldini tắc bóng lỗi khi vốn dĩ việc tắc bóng với Maldini vốn đã xa xỉ và những lần hiếm hoi đó lại được thực hiện rất chuẩn xác.

Thật ra để đạt đến đẳng cấp như thủ quân của Milan thì quả là không dễ, cho nên quan điểm về cách xoạc bóng hay tắc bóng của chàng hậu vệ điển trai này có lẽ chỉ dành riêng cho anh mà thôi.

Ngược lại với người đàn anh Maldini, Alessandro Nesta là một trung vệ xem xoạc bóng và tắc bóng như lý tưởng sống của mình.

Người con của thành Rome mang cái hào hoa, lãng tử của mình vào trong những pha tắc bóng, Nesta là người thay đổi hoàn toàn định kiến về những hậu vệ Italia máu lửa, quyết liệt và phòng ngự tiêu cực.

Nesta thực sự yêu thích công việc tắc bóng, anh thực hiện nó rất thường xuyên nhưng lại vô cùng nhẹ nhàng và đẹp, hiếm khi người ta thấy Nesta dùng sức trong những pha tắc bóng và số lần anh tắc bóng thất bại có thể đếm trên đầu ngón tay.

Như vậy, bài viết hôm nay có lẽ đã giải quyết những thắc mắc liên quan đến kỹ thuật tắc bóng trong bóng đá. Hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về một trong những kỹ năng cơ bản nhất này để có thể thuận lợi hơn trong việc chơi bóng và theo dõi các trận đấu.

Leave a Comment

           
Bài trước

Các Học Viện Bóng Đá ở Việt Nam | Đâu Là Học Viện Bóng Đá Tốt Nhất?

Những Cách Sút Penalty Hiệu Quả Nhất | Hướng Dẫn Chi Tiết

           
Bài tiếp theo