Mang Giày Thể Thao Bị Phồng Chân – Cách Chữa và Khắc Phục

Phồng rộp da tay, da chân dường như là chuyện thường ở huyện đối với những người thường xuyên phải hoạt động chân tay.

Phồng chân nói riêng là tình trạng dễ thấy khi chúng ta mang giày quá chật hoặc giày có chất liệu quá cứng và phải hoạt động trong thời gian dài.

Những vị trí dễ bị phồng rộp ở chân nhất là: sau gót chân, các ngón chân và vùng da dưới lòng bàn chân.

Các vùng này thường xuyên bị phồng rộp là do ma sát trực tiếp với thân giày cũng như phải luôn chuyển động khi vận động chân.

Nếu bị nhẹ thì chỉ gây cảm giác khó chịu lúc vết phồng mới hình thành, còn nặng hơn thì có thể khiến bạn gặp khó khăn trong di chuyển, thậm chí không đi được.

Không ai mong muốn mình bị phồng chân, nhưng nếu không may thì bài viết này sẽ phần nào giúp bạn nhanh chóng lành lại và mẹo tránh phồng chân lần sau.

Đọc thêm: Cách Đá Bóng Giỏi

Nguyên nhân phồng chân khi mang giày thể thao

Mang giày quá chật hoặc quá cứng

Mỗi đôi chân sẽ có sự thay đổi size giày theo năm tháng, một đôi giày chật là đôi giày có kích cỡ bé hơn size chân của bạn.

Giày chật, không thông thoáng, chân dễ tiết mồ hôi, da trong tình trạng ẩm ướt kết hợp sự ma sát sẽ hình thành những vết rộp khá đau và bỏng rát.

Thường thì giày thể thao rất phù hợp cho các hoạt động cần cường độ cao như chạy bộ hay chơi đá bóng, nhưng giày kém chất lượng thì không chắc là hợp.

Giày kém chất lượng thường có chất liệu khá cứng, thiết kế không ôm chân, kém đàn hồi, dễ gây cọ xát dẫn đến phồng rộp.

Phồng rộp do ma sát mạnh trong thời gian dài

Chạy bộ đường dài, chơi đá bóng, chơi bóng rổ,… đây là những hoạt động dễ bị phồng chân nhất.

Những hoạt động này giữ chân của bạn ở trong giày khá lâu và ma sát rất nhiều với giày, vết phồng xuất hiện hầu hết các điểm cọ xát.

Một người đàn ông mang giày thể thao

Không sử dụng miếng lót giày hoặc không mang tất khi đi giày

Miếng lót giày là thứ bảo vệ gót chân, lòng bàn chân của bạn.Thiếu miếng lót giày là đánh mất đi sự đàn hồi cần có trong lúc chạy cũng như những hoạt động bật, nhảy.

Không mang tất khi đi giày là bạn đã bỏ qua 1 lớp bảo vệ da chân rồi đấy, và tình trạng phồng rộp sẽ xuất hiện nhanh hơn.

Bên cạnh đó, giày sẽ nhanh có mùi nếu thường xuyên không mang tất khi đi giày.

Cách phòng tránh bị phồng chân

Đi giày thể thao đúng size và chất lượng

Bạn nên nằm lòng các số đo cơ thể cũng như size giày của bản thân để có được một đôi giày vừa chân, đúng size.

Hầu hết các store bán giày hay các trang web mẹo vặt đều có các bảng quy đổi cỡ chân size giày cho từng loại giày, bạn có thể tham khảo.

Một người chuyên chơi thể thao thì việc đầu tư vào một đôi giày chất lượng là việc nên làm, vì sự bảo vệ đôi bàn chân cũng như tính bền chặt mà nó mang lại.

Một đôi giày chất lượng sẽ giữ cho chân của bạn được thông thoáng kể cả khi thời tiết có nóng bức hay ẩm ướt.

Đọc thêm: Đi Giày Bị Trầy Gót Chân

Giảm ma sát

Ở những hiệu thuốc có loại phấn chuyên dụng cho bàn chân, hãy rắc một ít vào tất rồi mang vào để giảm ma sát, tránh được phồng chân.

Không nên đi giày mới khi chạy bộ đường dài hoặc như luyện tập thể thao cường độ mạnh, thời gian lâu.

Trong trường hợp phải tiếp tục chạy, không thể dừng luyện tập, bạn nên dùng băng dán dán lên những điểm dễ cọ xát để giảm hơi nóng, hạn chế tình trạng phồng rộp.

Luôn mang tất và sử dụng miếng lót giày

Hãy có nhiều hơn 2 đôi tất vừa vặn với chân của mình, lớp vải mềm của vớ sẽ làm giảm ma sát giữa chân với thân giày, hạn chế bị phồng chân.

Miếng lót giày là trợ thủ đắc lực cho đôi giày, giúp bạn có được phong độ tốt nhất trong các hoạt động thể thao, khuyến khích bạn nên đầu tư vào.

Cách khắc phục vết phồng rộp

Rửa vùng da quanh vết phồng rộp

Dùng nước rửa sạch các bụi bẩn cũng như mồ hôi chân tiết ra trong quá trình hoạt động thể thao, nhằm làm dịu vết phồng cũng như tránh nhiễm trùng.

Để vết phồng lành tự nhiên

Về nguyên tắc chung thì đối với những vết phồng rộp nhỏ, không ảnh hưởng đến di chuyển thì nên để nó tự lành, có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh để tránh nhiễm trùng.

Nhớ rửa tay sạch trước khi chạm vào vết phồng rộp nhé.

Trong trường hợp cần làm vỡ vết phồng rộp

Đối với những vết phồng rộp quá to, khiến bạn đau đớn thì mới miễn cưỡng rút dịch trong vết phồng ra ngoài, còn lại thì không nên.

Bạn cần có 1 đầu kim đã được khử trùng với cồn hoặc nước sôi, chích nhẹ vào một bên của vết phồng để lấy chất dịch ra.

Không được bóc lớp da trên vết phồng vì không có lớp da này sẽ rất dễ bị nhiễm trùng ngay cả khi vết rộp sắp lành.

Sau khi rút dịch thì không nên dùng băng dính thông thường, nên dùng băng dính chuyên dụng để chăm sóc vết phồng tốt hơn, mau lành hơn.

Phồng rộp chân khi chơi bóng - Nguyên nhân và cách khắc phục

Giữ vệ sinh cho vết phồng rộp

Nên kiểm tra vết phồng hằng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh vết phồng. Nếu có những triệu chứng xấu như vết phồng chảy mủ vàng xanh kèm theo sốt thì nên đi thăm khám ở bệnh viện.

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo, nhằm cung cấp cho bạn góc nhìn đa diện nhất, chuẩn xác nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết nhé.

Đọc thêm: Cách Đá Hậu Vệ Thòng

Leave a Comment

           
Bài trước

Làm Sao Để Đá Bóng Giỏi – 7 Cách Cực Kỳ Đơn Giản

Các Chiến Thuật Bóng Đá 7 Người – Chiến Thuật Nào Toàn Diện Nhất?

           
Bài tiếp theo