Lượt Đi Lượt Về Là Gì | Tại sao lại có luật bàn thắng sân khách

Trên thế giới, hằng năm có rất nhiều giải đấu bóng đá được tổ chức với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Với các hình thức khác nhau, các giải vô địch quốc gia ở châu Âu, các giải đấu cúp quốc nội và đặc biệt là cúp C1 châu Âu đã thu hút được số lượng người theo dõi vô cùng lớn.

Người hâm mộ lại có thể thức vào lúc 2h sáng để theo dõi các trận đấu như vậy là vì cảm xúc mà nó mang lại rất lớn, mà cái góp phần tạo những cảm xúc thăng hoa hay thất vọng tột độ ấy là luật bàn thắng sân khách. Đây là một luật được đặt ra ở thể thức thi đấu lượt đi lượt về, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các trận đấu 2 lượt là như thế nào nhé.

Lý do tại sao có lượt đi lượt về?

Việc các trận đấu diễn ra lượt đi lượt về đã được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1965 và cho đến nay, thể thức này được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà nó đem lại được.

Vậy thì lý do tại sao vẫn có ý kiến phản đối lượt đi lượt về? Vấn đề này liên quan đến luật bàn thắng sân khách sẽ được nói ở phần sau. Nhưng thường chỉ có những đội bóng chịu bất lợi bởi luật này thì mới phàn nàn về sự công công bằng mà thôi.

Với một người thường xuyên theo dõi bóng đá, chắc hẳn có thể nhận thấy những ưu điểm của thể thức thi đấu lượt đi lượt về dưới cả góc độ chuyên môn cũng như góc độ kinh tế.

Về mặt chuyên môn, việc tổ chức 2 trận đấu nhằm tạo ra công bằng, mỗi đội sẽ đều phải thi đấu tại sân nhà của mình và sân đối thủ. Nếu như có thi đấu không thành công ở trận lượt đi, các đội vẫn có cơ hội sửa sai ở trận lượt về.

Điển hình cho quan điểm này được thể hiện trong trận Liverpool gặp Barcelona tại bán kết UEFA Champion League mùa 2018-2019, khi đã phơi áo 0-3 trong trận lượt đi trên đất Tây Ban Nha, cánh cửa đi tiếp của Liverpool theo nhiều người đã đóng lại nhưng khi trở về nhà, phượng hoàng lửa đã tái sinh và quật ngã Messi cùng những người bạn khi ghi 4 bàn vào lưới Ter Stegen.

Nếu như bạn phải đi đấu tại thánh địa Anfield của Liverpool hay Signal Iduna Park tại vùng Ruhr nước Đức mà lại không có trận lượt về trên sân nhà của mình thì quả là bất công vì những sân đấu trên mang lại sức mạnh tinh thần cực kỳ to lớn cho các đội bóng chủ quản của nó.

Điều này buộc lòng các đội bóng phải tính toán nhiều hơn để giành được chiến thắng. Chẳng hạn như ở trận lượt đi khi có một cầu thủ chủ chốt đang gặp chấn thương nhẹ thì các huấn luyện viên sẽ mạnh dạn rút cầu thủ này ra vì dẫu sao vẫn còn trận lượt về. Nhưng nếu chỉ có một lượt thì chắc chắn cầu thủ đó sẽ nén đau để thi đấu và hậu quả thì khó lường trước được.

Xét về yếu tố kinh tế thì việc tổ chức 2 trận đấu sẽ làm tăng thêm giá trị bản quyền truyền hình của các giải, đặc biệt là các giải đấu hấp dẫn.

Lợi ích là vậy nhưng ngta vẫn đổ lỗi cho những trận thua là do luật bàn thắng sân khách, một luật đi kèm với thể thức lượt đi lượt về. Vậy hãy cùng tìm hiểu luật bàn thắng sân khách là gì nhé!

Đọc thêm: La Liga, Ngoại Hạng Anh, Seria, Bundesliga Có Bao Nhiêu Vòng Đấu

Inside Anfield: Liverpool 4-0 Barcelona | THE GREATEST EVER CHAMPIONS LEAGUE COMEBACK

Luật bàn thắng trên sân khách

Người ta thường nói một bàn thắng sân khách sẽ có giá trị bằng 1,5 bàn thắng bình thường nếu như 2 đội hòa nhau sau 2 lượt trận (hòa có bàn thắng). Vậy thì luật này ra đời có mục đích gì? Nếu như không có luật này thì kết quả trận đấu sẽ được định đoạt ra sao?

Luật bàn thắng sân khách ra đời tại cúp C2 năm 1965 và bắt đầu áp dụng tại nhiều quốc gia vào năm 1969 với mục đích phân định thắng thua cho các trận đấu có tỷ số hòa sau 2 lượt trận(hòa có bàn thắng).

Nếu như không có luật này thì khi khi gặp tỷ số hòa, các đội bóng sẽ tiến hành tung đồng xu để phân định thắng thua chăng, việc này không hề công bằng chút nào cả. Hay là sẽ tổ chức thêm lượt đấu thứ 3 rồi thứ 4,… việc này cũng rất khó vì vấn đề thời gian và kinh phí không dễ để giải quyết.

Vì thế mà các bàn thắng trên sân khách được thưởng thêm để có giá trị cao hơn bình thường. Bên cạnh đó là việc ghi bàn tại sân khách khó khăn hơn khi ở sân nhà do các yếu tố sau:

  • Di chuyển một quãng đường xa chắc chắn ảnh hưởng đến phong độ đội khách
  • Thi đấu trên mặt sân lạ lẫm cũng khó hơn với sân quen thuộc ở nhà
  • Đội khách phải chịu áp lực từ khán đài, cũng như những tiểu xảo từ đội chủ nhà
  • Ít nhiều gì thì trọng tài cũng có phần ưu ái đội nhà hơn…

Tất cả những bất lợi trên sẽ khiến một đội bóng phải sợ hãi khi phải làm khách nên việc có bàn thắng là vô cùng quý báu.

Nhiều thống kê ủng hộ luật bàn thắng sân khách nhưng một số huấn luyện viên lại tỏ ra không mấy hài lòng và năm 2018 họ đồng loạt kêu gọi liên đoàn bóng đá châu Âu bỏ luật này đi, thế nhưng các thảo luận đã đi vào bế tắc mà đến nay luật bàn thắng sân khách vẫn còn ở đó.

Ở đấu trường cao nhất cấp câu lạc bộ châu Âu, luật bàn thắng sân khách cũng được tính cho cả thời gian hiệp phụ của trận lượt về, tức là đội sân khách sẽ có thêm 30 phút để ghi thêm một bàn có giá trị gấp rưỡi. Việc này làm cho việc đá lượt đi trên sân nhà và lượt về trên sân khách là một lợi thế cực kỳ lớn.

Những dẫn chứng cho quan điểm này có thể kể đến:

  • Nếu không có luật bàn thắng sân khách thì AS Roma đã không thể lội ngược dòng trước một Barcelona hùng mạnh khi thua 1-4 tại Tây Ban Nha

Đọc thêm: Luật Bóng Đá Futsal

  • Trận đấu bán kết giữa MC và Spur tại cúp C1 mùa trước sẽ bớt kịch tính và cũng không có nhiều tranh cãi nếu không có sự hiện diện của luật bàn thắng trên sân khách.
  • Luật thắng  sân khách đã giúp MU kết liễu PSG bằng bàn thắng trên chấm 11m của Rashford.
  • Giá như không có luật bàn thắng sân khách thì Drogba đã không điên dại lao vào trọng tài Tom Henning trong trận đấu xấu nhất lịch sử UEFA Champion league giữa Chelsea và Barcelona năm 2009.
  • Và đặc biệt một sự kiện mà chắc người Việt Nam nào cũng biết. Vào năm 2008, nếu như AFF cúp sử dụng luật bàn thắng sân khách thì người Việt đã không vỡ òa đến thế khi Công Vinh đánh đầu tiễn người Thái về nước với 2 bàn tay trắng.

Nhưng nếu không có luật bàn thắng trên sân khách, bóng đá sẽ mất đi những cảm xúc mà chỉ môn thể thao vua mới có thể đem lại cho người xem.

Arsenal dừng bước ở Europa league vì luật bàn thắng sân khách | Tin bóng đá hôm nay 28/2 | TT24h

Các giải đấu áp dụng thể thức lượt đi lượt về

Hiện nay việc tổ chức các giải đấu theo thể thức 2 lượt đã phổ biến trên toàn thế giới dù là giải đấu ở cấp độ câu lạc bộ hay đội tuyển quốc gia.

Ở cấp độ câu lạc bộ

Nếu như các giải vô địch quốc gia được tổ chức dài hạn theo thể thức vòng tròn 2 lượt tính điểm thì các giải cúp liên đoàn, cúp quốc gia vẫn sử dụng thể thức 2 lượt.

Có thể kể đến các giải đấu hấp dẫn như Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha, Coppa Italia. Còn đối với 2 nền bóng đá mạnh khác là Đức và Anh thì có thể vì lý do lịch sử từ trước giờ nên họ vẫn giữa cách thi đấu 1 lượt dành cho Cúp FA và Cúp Quốc Gia Đức.

Nói đến giải dành cho các câu lạc bộ trong phạm vi khu vực hoặc châu lục thì có UEFA Champion League và Europa League ở châu Âu, Copa Libertadores của Nam Mỹ hay AFC Champion League của châu Á là những giải đấu sử dụng thể thức lượt đi lượt về để đảm bảo tính công bằng đội nào cũng sẽ được thi đấu tại quê nhà.

Đọc thêm: Kích Thước Sân Bóng Đá và Kích Thước Khung Thành Sân 11 người, Sân 9, Sân 7 và Sân 5

Ở cấp độ đội tuyển quốc gia

Như chúng ta đã biết thì vòng chung kết các giải đấu lớn như World Cup hay Euro đều được tổ chức tại một hoặc hai quốc gia nhất định nên sẽ không thể có thể thức 2 lượt.

Tuy nhiên tất cả các cặp play off của vòng loại khu vực thì đều đá lượt đi lượt về để đảm bảo công bằng vì World Cup hay Euro 4 năm mới tổ chức 1 lần nên thời gian để đá vòng loại rất nhiều, phải đảm bảo khách quan để chọn ra những đội mạnh nhất tham dự vòng chung kết.

Gần gũi với nhiều người nhất là giải Vô Địch Đông Nam Á (AFF Cup) cũng được tổ chức theo thể thức lượt đi lượt về bắt đầu từ vòng bán kết cho tới trận chung kết. Đây được xem là một điều khác lạ khi hiếm thấy giải đấu nào khác mà lại đá chung kết 2 lượt như vậy.

Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu sơ qua để biết được lượt đi lượt về là gì, các đặc điểm của nó cũng như các giải đấu áp dụng thể thức này. Hi vọng với chút ít kiến thức như vậy có thể giúp các bạn thuận tiện hơn trong việc theo dõi bóng đá.

Leave a Comment

           
Bài trước

Các Vị Trí Trên Sân Bóng Đá | Ý Nghĩa Riêng Của Từng Vị Trí

Pressing Tầm Cao Là Gì? Pressing tầm cao trong Bóng Đá

           
Bài tiếp theo