Luật Thủ Môn Bóng Đá 5 Người | Để Tránh Những Sai Lầm Tai Hại

Bóng đá được xem là môn thể thao hấp dẫn vì tính chất tranh chấp, cạnh tranh, đối kháng quyết liệt giữa hai bên. Tuy nhiên không phải vì thế mà các cầu thủ có thể tự do chơi bóng tùy ý.

Bóng đá có cho nó những luật lệ thi đấu nhất định, Liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA) là cơ quan chịu trách nhiệm ban hành, cũng như là điều chỉnh và thực thi bộ luật này.

Luật thi đấu bóng đá nói chung rất dài và chi tiết. Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ đi tìm hiểu những luật về thi đấu bóng đá ở sân 5 người, hay còn gọi là sân futsal.

Nhắc đến luật thi đấu ở sân futsal, một trong những yếu tố làm mọi người quan tâm đó là luật thủ môn bóng đá 5 người.

Khác với sân 11 người, ở sân 5 người thủ môn cũng có thể trở thành một cầu thủ và ghi bàn bất kỳ lúc nào, do đó vai trò thủ môn ở sân 5 người vô cùng quan trọng.

Chính vì thế, quyền hạn hay nói cách khác là luật thủ môn của bóng đá 5 người được mọi người rất quan tâm.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, đồng thời cho chúng ta hiểu biết thêm kiến thức về bóng đá, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về bộ luật này nhé.

Luật bóng đá 5 người cơ bản - Những nhầm lẫn và lỗi thường mắc phải

Trang phục của thủ môn

Thủ môn được xem là chốt chặn cuối cùng của một đội bóng, do đó đây là vị trí hết sức quan trọng. Đồng thời đây cũng là vị trí có trang phục khác các cầu thủ trong đội.

Chính vì là vị trí đặc biệt trên sân, do đó thủ môn cũng có những quy định riêng về trang phục. Đồng thời thủ môn là vị trí được ưu tiên sử dụng những vật dụng hỗ trợ thể thao.

Đối với bóng đá 5 người, trang phục của thủ môn được quy định như sau:

  • Thủ môn được phép mặc quần dài, áo dài tay.
  • Trang phục của thủ môn phải khác màu với trang phục của đồng đội, khác màu trang phục của đối phương, khác màu với trang phục của thủ môn đối phương và khác màu trang phục với trọng tài.
  • Thủ môn được sử dụng các vật dụng hỗ trợ như: găng tay, bao gối, bọc khuỷu tay, giày, bọc ống đồng.
  • Thủ môn không được phép đội nón, mang những vật khác ngoài những vật cho phép ở trên.

Lưu ý: Giày của thủ môn là loại giày bóng đá được sử dụng cho sân 5 người và việc mang giày là bắt buộc. Đồng thời bọc ống đồng phải được bọc hoàn toàn bên trong tất.

trang phục thủ môn đội tuyển việt nam
Trang phục thủ môn đội tuyển việt nam

Mua tại Lazada

Đọc thêm: Cách Làm Thủ Môn Giỏi

Thay thủ môn

Tuy thủ môn là vị trí quan trọng bậc nhất trên sân, nhưng cũng có những trường hợp bất đắc dĩ chúng ta cần thay thế người ở vị trí này.

Ví dụ trong những trường hợp như thủ môn bị chấn thương không thể tiếp tục thi đấu, hay thủ môn bị phạt thẻ đỏ, hoặc đội bóng cần triển khai lối đá 5 cầu, thì khi đó chúng ta cần thay thủ môn.

Trường hợp thay người ở vị trí thủ môn ở sân 5 người diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên đây cũng là trường hợp hay mắc phải lỗi.

Do đó chúng ta cần nắm kĩ những bước thay người ở vị trí thủ môn, để tránh nhận phải những quả phạt không đáng có, sau đây là cách thay người đúng ở vị trí thủ môn.

  • Khi cần thay thủ môn, cầu thủ lựa thời điểm bóng ngoài cuộc để ra dấu hiệu thay người cho trọng tài.
  • Thủ môn được thay sẽ mặc trang phục của thủ môn, với số áo đúng như thủ môn đó đã đăng ký.
  • Khi thủ môn bị thay đi ra khỏi đường biên dọc, thì thủ môn được thay mới được vào sân. Khi thủ môn vào sân thì trận đấu tiếp tục trở lại.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp một cầu thủ đang thi đấu (không phải ở vị trí thủ môn), muốn thay xuống làm thủ môn thì, cầu thủ đó phải mặc đúng số áo mà cầu thủ đó đã đăng ký.
  • Tất cả cầu thủ trong đội đều có thể thay thế vị trí thủ môn, tuy nhiên phải báo trước cho một trong hai trọng tài. Việc thay người được diễn ra khi bóng ngoài cuộc và phải thay trang phục thủ môn đúng quy định.
  • Trường hợp thay người ở vị trí thủ môn sai quy định thì trận đấu vẫn được tiếp tục, tuy nhiên khi bóng ngoài cuộc cầu thủ vi phạm sẽ ngay lập tức bị trọng tài cảnh cáo.
  • Những cầu thủ không mang đúng trang phục sẽ bị trọng tài mời ra khỏi sân để thay đổi lại trang phục. Khi trang phục đã đảm bảo hợp lệ, muốn trở vào sân cầu thủ phải chờ lúc bóng ngoài cuộc và được sự đồng ý của một trong hai trọng tài.

Đọc thêm: Luật Bóng Đá Futsal

Phạt gián tiếp

Luật bóng đá 5 người cơ bản - Những nhầm lẫn và lỗi thường mắc phải

Phạt gián tiếp là hình thức phạt phổ biến khi thi đấu 5 người. Với tính huống này, bóng sau khi sút phải chạm chân một cầu thủ thứ hai trước khi đi vào lưới thì bàn thắng mới được công nhận.

Vì đặc điểm thi đấu ở sân có diện tích nhỏ, do đó luật thi đấu ở sân 5 người có những điểm khác so với các mặt sân lớn, đặc biệt là ở vị trí thủ môn.

Ở vị trí này, nếu không nắm kỷ luật, thì các thủ môn rất dễ gây ra những quả phạt gián tiếp cho đội nhà.

Sau đây là những tình huống gây ra lỗi phạt gián tiếp ở vị trí thủ môn.

  • Thủ môn nhận lại bóng từ đồng đội sau khi phát bóng lên, mà bóng chưa vượt qua phần giữa sân hoặc chưa chạm chân đối phương.
  • Thủ môn dùng tay bắt bóng hoặc chạm bóng từ đường chuyền trả về của đồng đội.
  • Thủ môn dùng tay bắt bóng hoặc chạm bóng từ quả đá biên trả về của đồng đội.
  • Thủ môn khống chế bóng bằng chân, hoặc bằng tay ở bất kỳ vị trí nào thuộc phần sân của đội mình quá 4 giây.

Lưu ý:

  • Quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện trên vạch 6 mét, gần điểm phạm lỗi nhất.
  • Khi thực hiện quả phạt gián tiếp (6m), thủ môn phải đứng trong khu phạt đền, cách xa bóng tối thiểu là 5 mét.

Mua tại Lazada

Phạt đền

Đây là trường hợp xấu nhất mà những thủ môn phải đối mặt. Phạt đền thường xảy ra khi các cầu thủ phạm lỗi trong chính vòng cấm thuộc khu vực sân của đội mình.

Đồng thời trường hợp này cũng xảy ra khi hai đội hòa nhau và phải dẫn đến phân định thắng thua bằng loạt đá luân lưu.

Lúc này, vai trò đặt hết lên vai của những thủ môn. Tuy nhiên các thủ môn cũng cần phải thực hiện đúng luật khi bắt phạt đền.

  • Thủ môn đứng trên vạch vôi nối hai cột dọc với nhau, cho đến khi bóng rời khỏi chân cầu thủ đối phương (bóng được đưa vào cuộc).
  • Khi quả bóng rời khỏi đường biên ngang dù là trên không hay dưới mặt sân, ra ngoài khung thành mà người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đối phương thì thủ môn được quả ném phát bóng lên.
  • Thủ môn ném bóng bằng tay, và hoàn toàn có quyền ném sang phần sân đối phương để phát động tấn công.
  • Cầu thủ của đội thực hiện quả phạt đền phải đứng bên ngoài khu phạt đền cho đến khi thủ môn phát bóng lên.
  • Bóng được thủ môn dùng tay đưa vào trong khu phạt đền. Bóng được xem là trong cuộc ngay sau khi ra khỏi vòng cấm địa.

Lưu ý:

  • Trường hợp thủ môn rời khỏi vạch vôi trước khi cầu thủ thực hiện cú sút thì quả phạt đền sẽ được thực hiện lại.
  • Sau khi kết thúc quả phạt đền, nếu không có bàn thắng thì thủ môn thực hiện pha ném bóng lên.
  • Quả bóng ném phát bóng lên đi thẳng vào cầu môn đối phương là bàn thắng không hợp lệ.
  • Nếu quả ném bóng lên của thủ môn, bị chạm hoặc đá bởi đồng đội, hay đối phương ở trong khu phạt đền, thì thủ môn đó phải thực hiện quả ném bóng lại.
  • Thủ môn sau khi ném bóng lên ra khỏi khỏi khu vực phạt đền, sau đó lại chạm bóng lần thứ hai, khi mà chưa có cầu thủ nào đá hoặc chạm vào bóng. Trường hợp này trọng tài cho đội đối phương hưởng một quả phạt trực tiếp ở vị trí gần khu vực phạm lỗi nhất.
  • Nếu trường hợp sau khi ném bóng lên, thủ môn lại nhận bóng chuyền về từ đồng đội bằng tay hoặc bằng chân. Trường hợp này trọng tài cho đội đối phương được hưởng một quả phạt gián tiếp trên vạch 6 mét, gần vị trí phạm lỗi nhất.

Phát bóng

Trong bóng đá 5 người tồn tại những quy định phát  bóng cụ thể dành cho thủ môn. Trong đó bao gồm phát bóng sống và bóng chết.

Những thủ môn cần quan tâm đến vấn đề này, vì nếu tận dụng tốt việc phát bóng, thủ môn chẳng những phát động được những tình huống tấn công, mà thậm chí còn ghi bàn thắng hợp lệ.

Tuy nhiên phát bóng cũng dễ xảy ra các lỗi mà thủ môn thường mắc phải, nguyên nhân là do sự nóng vội, hoặc hiểu sai những quy định của luật.

Do đó để hiểu rõ hơn và giúp thủ môn có những pha phát bóng chất lượng và đúng luật, chúng cùng nhau tìm hiểu luật phát bóng của thủ môn ở sân 5 người.

Đầu tiên là trường hợp phát bóng chết:

  • Trường hợp này được thực hiện khi bóng đã đi hết đường biên ngang. Thủ môn đứng trong khu phạt đền, dùng tay ném bóng vào cuộc (tuyệt đối không được dùng chân).
  • Đồng đội nhận bóng từ pha ném bóng của thủ môn phải đứng ngoài khu phạt đền.
  • Thủ môn không được giữ bóng quá 4 giây trước khi đưa bóng vào cuộc. Hay nói cách khác, là thời gian tối đa để thủ môn đưa bóng vào cuộc là 4 giây, nếu vượt quá sẽ bị phạt.
  • Trường hợp thủ môn ném bóng thẳng vào khung thành đối phương và bóng không chạm bất kỳ cầu thủ nào, thì bàn thắng đó được xem là bàn thắng không hợp lệ.

Trường hợp thứ hai là phát bóng sống:

  • Trường hợp phát bóng sống thủ môn được phép dùng chân hoặc tay để đưa bóng vào cuộc.
  • Khi bóng từ pha phát bóng bằng chân của thủ môn bay thẳng vào lưới đối phương thì đó được xem là bàn thắng hợp lệ, dù bóng không chạm vào bất kỳ ai.
  • Thủ môn được phép phát bóng sống nếu như thủ môn bắt được bóng bằng tay trong vòng cấm. Hoặc là pha bóng không phải do đồng đội chuyền về (tức là bóng do đối phương sút).
  • Tương tự như bóng chết, thủ môn không được cầm bóng quá 4 giây trước khi phát bóng.

Luật dành cho thủ môn bóng đá 5 người khá đa dạng và tương đối phức tạp. Những người thường xuyên chơi bóng đá 5 người, chơi bóng đá futsal cần nắm rõ những điều này, đặc biệt là các thủ môn.

Một khi chúng ta đã nắm chắc luật thì chúng ta sẽ thi đấu tự tin hơn rất nhiều, cùng với đó là chúng ta có thể bắt lỗi đội bạn và khiếu nại với trọng tài.

Đồng thời việc nắm bắt được luật, sẽ giúp chúng ta có thể làm trọng tài trong những giải đấu phong trào, hoặc thậm chí cao hơn là những giải chuyên nghiệp.

Đọc thêm: Các Vị Trí Trong Futsal

36 thoughts on “Luật Thủ Môn Bóng Đá 5 Người | Để Tránh Những Sai Lầm Tai Hại”

  1. Quả đá biên của đội nhà. Được chuyền về cho thủ môn. Sau đó thủ môn chuyền lại cho cầu thủ. Bóng chưa qua 1|2 sân. Bóng vẫn nằm phần sân đội mình. Vậy nếu cầu thủ lại chuyền về thủ môn. Có bị phạt k ạ. Thanks ad.

    Reply
    • Chào bạn, Xin lỗi vì mình đã phản hồi chậm!

      Theo như luật cũ của FIFA: Thì bóng hoặc chạm chân đối phương hoặc đi qua 1/2 sân thì bạn mới được phép chuyền về cho thủ môn.

      Theo luật mới của FIFA: Thì bóng chỉ có chạm chân đối phương thì bạn mới có thể chuyền về cho thủ môn đội nhà (trong điều kiện thủ môn đội nhà đang đứng ở phần sân nhà).

      Tùy thuộc vào ban tổ chức của giải bóng đá đang áp dụng luật mới hay cũ:

      – Nếu áp dụng luật cũ: Khi thủ môn nhận bóng từ đường chuyền về (xuất phát từ biên) thì luật bắt đầu được áp dụng. Có nghĩa là khi thủ môn chuyền bóng lại cho cầu thủ, thì cầu thủ đó phải đưa được quả bóng qua phần sân đối phương, hoặc bóng bị đối phương chạm vào, thì bạn mới được phép chuyền trở về thủ môn đội nhà.

      – Nếu áp dụng luật mới: Khi thủ môn nhận bóng từ đường chuyền về (xuất phát từ biên) thì luật bắt đầu được áp dụng. Sau khi thủ môn đưa bóng lên cho cầu thủ đội nhà, tới đây bóng cần phải chạm chân đối thủ thì bạn mới được phép chuyền về cho thủ môn đang đứng ở phần sân nhà.

      Nếu thủ môn muốn đá tự do mà không lưu ý những quy định này, thì thủ môn phải đứng ở phần sân đối phương. Thông thường điều này diễn ra khi team bạn đang thực hiện đá power play!

      Reply
        • Cũng khó nói bạn ạ – tùy tình huống, nhưng trong bóng đá 5 người thì người rất hạn chế xoạt bóng. Rất dễ bị tính là lỗi!

          Dù bạn là cầu thủ hay thủ môn, trong vòng cấm hay ngoài vòng cấm thì việc xoạc bóng không được hoan nghênh ở bóng đá 5 người!

          Reply
  2. Thủ môn bắt được bóng sống, sau đó ném thẳng vào gôn đối phương, bàn thắng đó có được công nhận hay không???

    Reply
    • Chào bạn,

      Theo như luật bóng đá sân futsal hiện tại, thì thủ môn bắt bóng sống bằng tay rồi ném thẳng vào khung thành sẽ KHÔNG ĐƯỢC TÍNH nhé bạn!

      NHƯNG nếu thủ môn sau khi BẮT BÓNG SỐNG VÀ THỰC HIỆN SÚT BÓNG SỐNG vào khung thành đối thủ thì bàn thắng có thể được công nhận!

      Reply
    • Alo chào bạn!
      Cho mình hỏi đôi bạn sút bóng thì mình thủ môn giữ được bóng trong tay nhưng bóng vẫn đang chạm đất thì đội bạn có được sút tiếp chạm bóng ghi bàn k ak? Vì lúc đó là mình đang khống chế bóng rồi nhưng dùng tay đè bóng giữ quả bóng đó xuống đất thì thủ môn đã khống chế rồi thì đội bạn có được sút tiếp vào bóng k ạ?
      Thanks all

      Reply
      • Chào bạn!

        Theo như sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình, thì đây là tình huống khá nhạy cảm.

        Tuy nhiên, nếu như bạn đang bắt bóng bằng 1 tay (bóng vẫn đang chạm đất) và đối thủ sút tiếp tục và bóng bay vào lưới, bàn thắng vẫn có thể được công nhận. Do bạn chưa thực sự làm chủ và kiểm soát được quả bóng.

        Nhưng nếu bạn chụp bóng bằng 2 tay (dù bóng vẫn đang chạm đất) thì có thể nói bóng đã thuộc quyền kiểm soát của bạn và đối thủ không được sút quả bóng đó (có thể gây nguy hiểm cho thủ môn, trong vòng cấm thì thủ môn là người được bảo vệ). Nếu đối thủ sút vào trong tình huống đó, thì bàn thắng KHÔNG được công nhận.

        Reply
  3. Thủ môn không được phép phát bóng sống nếu như thủ môn bắt được bóng bằng tay trong vòng cấm. Hoặc là pha bóng không phải do đồng đội chuyền về (tức là bóng do đối phương sút).
    Cho em xin ví dụ em không hỉu chỗ này 😐

    Reply
    • Hello Hoàng!

      Mình nhầm đó Hoàng ơi, xin lỗi bạn!

      Câu đó phải là:

      “Thủ môn ĐƯỢC phép phát bóng sống nếu như thủ môn bắt được bóng bằng tay trong vòng cấm. Hoặc là pha bóng không phải do đồng đội chuyền về (tức là bóng do đối phương sút).”

      Reply
  4. 1.Thủ môn nhận lại bóng từ đồng đội sau khi phát bóng lên, mà bóng chưa vượt qua phần giữa sân hoặc chưa chạm chân đối phương.
    2.Thủ môn dùng tay bắt bóng hoặc chạm bóng từ đường chuyền trả về của đồng đội.
    Cho em hỏi câu 2 em ko rõ em xin ví dụ với

    Reply
    • Hello Hoàng!

      1. Ví dụ: Bạn là thủ môn, khi bạn phát bóng lên, thì trong quá trình các đồng đội của bạn chơi bóng ở trên, bóng phải “vượt qua vạch giữa sân rồi” hoặc “bóng đã chạm chân của đối phương (trong trường hợp này thì bóng không cần vượt qua phần giữa sân)” thì họ mới được phép chuyền về cho bạn.

      Có thể sau khi bạn phát bóng lên, đồng đội bạn “làm mất bóng vào chân đối phương” rồi lại giành trở lại được, thì lúc đó họ mới được chuyền về cho bạn. Nếu bóng chưa chạm chân đôi phương, thì bắt buộc bóng đã vượt qua được phần giữa sân rồi thì họ mới được chuyền về cho bạn.

      2. Ví dụ: tình huống này rất đơn giản, có nghĩa là khi đồng đội trả bóng về cho bạn (phải đúng với luật đã nêu ở trên nhé) thì bạn cũng chỉ được chạm bóng bằng chân. Vì nếu như bạn dùng tay ôm bóng lên thì rất dễ câu giờ, cứ xà quần xà quần đưa bóng lên rồi chuyền về chụp như vậy thì đội kia sẽ rất khó có bóng để mà đá :). Đơn giản vậy thôi nhé Hoàng.

      Reply
  5. trường hợp bóng sống thủ môn có được thả bóng xuống để dẫn lên không ạ, và bóng sống khi chưa qua phần sân đối phương có được chuyền lại khi chưa chạm chân đội bạn được không ạ

    Reply
    • Chào Huy,

      Câu trả lời là được phép nha bạn!

      Mình nhớ trong một tình huống power play của giải chuyên nghiệp, 1 thủ môn tạm (cầu thủ vào thay thủ môn để đá 5 cầu). Lúc đội mất bóng, anh cầu thủ đó chạy về vòng cấm đỡ được trái banh bằng tay rồi thả xuống đá 5 cầu tiếp. Vì vậy tình huống này là được phép.

      Bạn có thể đọc trong bài và thấy: “Thủ môn được phép phát bóng sống (bằng tay hoặc chân) nếu như thủ môn bắt được bóng bằng tay trong vòng cấm. Hoặc là pha bóng không phải do đồng đội chuyền về (tức là bóng do đối phương sút).”

      Phát bóng sống bằng chân cũng giống như bạn thả banh xuống đất rồi dẫn bóng đá tiếp vậy đó.

      Bạn có thể tham khảo video ở đây tại phút: 1:10 – https://www.youtube.com/watch?v=dYbv_n2lNeo

      => Vậy tổng kết lại, bạn được phép thả bóng xuống khi bắt bóng sống để đá (sau khi bạn cản phá cú sút của đối thủ và ôm gọn bóng trong tay).

      Reply
  6. Khi mình bắt bóng sống thì mình để banh ở vạch phạt đền mình phát bóng lên( bằng chân) được không ạ.
    Và khi mình để bóng ở vạch phạt đền để phát lên thì đội đối phương có được chạm bóng hay đứng cản gần không ạ

    Reply
    • Sau khi bắt bóng sống, thủ môn Được phép thả bóng xuống để phát bóng bằng chân nha bạn!

      Trong tình huống của bạn thì bóng vẫn còn trong cuộc (do bắt bóng sống), vì vậy trong lúc bạn thả xuống, thì cầu thủ đối phương hoàn toàn được phép lao vào tranh chấp nhé! Và nếu họ đoạt được bóng rồi ghi bàn thì bàn thắng hoàn toàn hợp lệ!

      Xin lỗi đã trả lời bạn trễ, dạo này mình bận quá!

      Bạn có thể tham khảo video ở đây tại phút: 1:10 – https://www.youtube.com/watch?v=dYbv_n2lNeo

      Reply
  7. Chào ad em hỏi là thủ môn sân 5 ng có được bắt bóng ngoài vòng cấm k vì khi thủ môn lao ra mà chân và vùng người ra khỏi vạch vôi mà tay vẫn giữ bóng trong vòng cấm thì đc phép k ạ

    Reply
    • Được phép nha bạn! Chỉ cần tay bạn và bóng còn trong vòng cấm, thì không có vấn đề gì cả! – Vẫn đúng luật!

      Reply
  8. Cho e hỏi. Bên em đá biên cho đồng đội. Nhưng đồng đội bị kèm sát quá nhưng vẫn chạm đk bóng nhưng đối phương thì chưa chạm được bóng. Song bóng huớng về cầu môn thủ môn chạy ra bắt vậy có phạm luật ko ạ

    Reply
    • Nếu như bóng chưa qua vạch giữa sân thì VẪN PHẠM LUẬT nha bạn!

      Nhưng nếu bóng đã qua vạch giữa sân thì không sao!

      Reply
  9. dạ a cho em hỏi : bóng chết hoặc bóng sống thủ môn ném bóng vào lưới đối phương không được công nhận, thì lúc này trọng tài sẽ xử lý thế nào ạ

    Reply
    • Chào bạn!

      Đây sẽ được tính là bàn thắng không hợp lệ và thủ môn của đội đối phương được phép phát bóng lên (bóng chết) nhé bạn!

      Reply
  10. Chào ad
    Nếu như đội bạn sút mà mình chụp được thì mình có được dẫn bóng chạy 1 mình phản công được không ạ

    Reply
  11. Bạn cho hỏi, trong trận đấu (bóng đã chạm chân đối phương), khi đồng đội chuyền về cho thủ môn. Thủ môn dùng chân đỡ bóng, sau đó có tiền đạo bên đối phương lao vào, thì thủ môn lại dùng tay bắt bóng. Như vậy có bị lỗi không?

    Reply
    • Nếu bóng đã chạm chân đối phương và lăn về thủ môn thì bạn hoàn toàn có thể bắt bóng bằng tay mà không cần chạm chân nhé (dù chạm chân vẫn có thể bắt bóng được mà không gặp rắc rối về luật).

      Reply
  12. Ad ơi cho em hỏi tí ạ:
    Có hai trường hợp: 1 )Đá phạt đền (không phải Luân lưu) mà bóng được thủ môn đẩy ra thì thì lúc đó bóng sống hay bóng chết ạ? Nếu đá phạt đền vào cột dọc bật ra thì người đá phạt đền có được sút tiếp ko ạ?
    2. Tương tự như vậy thì đá phạt gián tiếp (không hàng rào) thì bóng bật ra là bóng sống hay bóng chết ạ?
    Em chân thành cảm ơn ad nhiều ạ.hihi

    Reply
    • 1. Trong luật đá phat trực tiếp của Fifa thì người thực hiện sút phạt chỉ được chạm bóng 1 lần cho đến khi bóng chạm chân đối thủ hoặc đồng đội mới có thể chạm tiếp lần nữa bạn ạ.

      2. Tương tự như vậy thì bóng vẫn là bóng sống chứ nhỉ, vì bóng vẫn ở trong cuộc chơi.

      Reply
  13. Cho mình hỏi khi đội mình vừa ghi bàn,đội bạn phát bóng ở giữa sân đá thẳng vao gôn thị bàn thắng có được tính không ạ

    Reply
    • Cũng khó nói lắm bạn ạ, mình cần thông tin như trọng tài đã thổi còi bắt đầu đá tiếp chưa, các cầu thủ đội ghi bàn đã về sân nhà chưa, vân vân. Mình cần các thông tin cụ thể hơn!

      Reply
  14. Khi thủ môn ném bóng chết sang sân đối phương bóng chạm đất nẩy vào côn không chạm vào cầu thủ nào thì có được tính bàn thắng đó không bạn?

    Reply
      • Cho mình hỏi: phần sân nhà thủ môn đá phạt, chuyền cho đồng đội, đồng đội chuyền lại thủ môn, tương tự thủ môn đá biên cho đồng đội, đồng đội chuyền lại có bị phạt gián tiếp..

        Reply

Leave a Comment

           
Bài trước

Cách Chạy Chỗ Trong Bóng Đá | Cách Chạy Chỗ Thông Minh Nhất

Các Vị Trí Trên Sân Bóng Đá | Ý Nghĩa Riêng Của Từng Vị Trí

           
Bài tiếp theo