Đi Giày Bị Trầy Gót Chân – Cách Khắc Phục Trầy Gót Khi Đá Bóng

Trong hầu hết các hoạt động thể thao, đôi giày là một phụ kiện không thể thiếu. Thậm chí ở một số bộ môn như: bóng đá, điền kinh, bóng rổ,… đôi giày trở thành một biểu tượng khi nhắc đến bộ môn đó.

Giày bóng đá nói riêng và giày thể thao nói chung, chúng đều là những phụ kiện hỗ trợ đắc lực cho người chơi thể thao. Mỗi đôi giày được sản xuất ra với một mục đích nhất định.

Đôi giày giúp người chơi thể thao dễ dàng xoay trở, tạo nên những bước trụ vững chắc và bảo vệ đôi chân. Trong bóng đá, đôi giày còn giúp tung ra những cú sút hiểm hóc và đầy uy lực.

Chính vì có tầm quan trọng như thế, nên việc mang một đôi giày đúng cách, đúng mục đích sử dụng sẽ giúp bạn chơi thể thao một cách an toàn và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để đi một đôi giày thể thao đúng chuẩn, thỉnh thoảng lại gặp một vài sự cố như: kích mũi, đau ngón chân và đặc biệt là bị trầy gót chân.

Bài viết này, sẽ giúp các bạn tìm hiểu về nguyên nhân, gây trầy gót chân khi sử dụng giày thể thao nói chung và giày bóng đá nói riêng. Cùng với đó là cách khắc phục sự cố này.

Nguyên nhân gây trầy gót chân khi sử dụng giày thể thao nói chung và giày bóng đá nói riêng:

Nguyên nhân đầu tiên: Mang giày quá chật

Việc bạn chọn một đôi giày thể thao hay giày bóng đá quá chật là điều không nên. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây trầy gót chân khi sử dụng giày thể thao.

Nhiều bạn nghĩ rằng chọn giày chật sẽ làm đôi giày ôm sát bàn chân, tạo nên cảm giác chân thật nhất. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm.

Những đôi giày thể thao được sản xuất cho những bộ môn thể thao riêng biệt. Chính vì thế thiết kế form của mỗi đôi giày đã được nghiên cứu kỹ càng và khoa học.

Việc chọn giày quá chật, sẽ khiến gót chân bị đẩy xuống quá sát so với phần gót giày. Do đó khi di chuyển sẽ tạo ra ma sát lớn giữa gót chân và gót giày.

Quá trình ma sát này diễn ra lâu và tần suất di chuyển lớn, sẽ gây ra hiện tượng phồng rộp ở gót chân. Gây đau rát, khó chịu, chảy máu và sẽ cản trở việc tiếp tục thi đấu.

Những trường hợp nghiêm trọng, khi cố gắng thi đấu với gót chân bị trầy dễ gây ra hiện tượng hoại tử, gây di chứng đến sau này.

Đọc thêm: Cách Đá Hậu Vệ Thòng

Nguyên nhân thứ hai: Mang giày nhưng không mang vớ

Nguyên nhân này cũng khá phổ biến trong việc gây trầy gót chân khi mang giày thể thao nói chung và giày bóng đá nói riêng, đó là: không sử dụng vớ khi mang giày.

Việc không mang vớ khi mang giày, không chỉ gây ra khó chịu về việc chảy mồ hôi. Mà nó còn làm da gót gân tiếp xúc trực tiếp với gót giày, dễ gây trầy gót chân.

Cấu tạo của da chúng ta có độ bám nhất định, do đó khi tiếp xúc trực tiếp với gót giày trong quá trình chơi thể thao nói chung và chơi bóng đá nói riêng, sẽ tạo ra ma sát lớn.

Việc vận động liên tục khiến ma sát ở gót chân quá lớn, gây ra hiện tượng trầy chân. Điều này tạo nên một cảm giác không tốt chút nào!

Nguyên nhân thứ ba: Mang giày kém chất lượng

Một nguyên nhân nữa khiến bạn dễ bị trầy gót chân khi sử dụng giày thể thao, trong đó có cả giày bóng đá là: mang giày kém chất lượng.

Những đôi giày kém chất lượng sẽ có form giày không chuẩn so với kích thước bàn chân. Đồng thời ngôn ngữ thiết kế không khoa học và tối ưu cho bàn chân.

Thường thì những đôi giày kém chất lượng sẽ có phần gót giày mỏng, không được êm ái và mềm mại. Hoặc gót giày quá cao hay quá thấp so với gót chân.

Những đôi giày có gót giày mỏng, cứng sẽ tác động đến gót chân rất lớn. Gót giày mỏng khiến gót chân không được bảo vệ, đồng thời còn tăng thêm ma sát lên gót chân.

Việc gót giày quá cao, hay quá thấp so với gót chân sẽ tạo ra sự chênh lệch trong quá trình di chuyển. Do đó khiến bàn chân không được cố định, mà cứ trượt lên – xuống so với gót giày. Điều này dễ gây trầy gót chân khi chơi thể thao.

Cách khắc phục tình trạng trầy gót chân khi sử dụng giày thể thao và giày bóng đá:

Cách đầu tiên: Mang giày đúng size

Mang giày đúng size là cách dễ dàng nhất, để khắc phục tình trạng trầy gót chân khi sử dụng giày thể thao nói chung và giày bóng đá nói riêng.

Việc mang giày đúng size không chỉ giúp tránh trầy gót chân, mà còn giúp tạo nên cảm giác chân thật hơn khi chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá.

Đọc thêm: Các Loại Đế Giày Đá Bóng

Cách thứ hai: Sử dụng giày chính hãng

Những đôi giày chính hãng được sản xuất với những tiêu chuẩn nhất định. Chính vì thế nó hỗ trợ người sử dụng chơi thể thao, vận động mạnh một cách an toàn.

Những đôi giày chính hãng được nghiên cứu kỹ càng, đưa đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chính vì thế sử dụng giày chính hãng sẽ giúp bạn hạn chế việc bị trầy gót chân.

Đối với giày thể thao và giày đá bóng, chúng ta nên mua sản phẩm của những thương hiệu lớn như: Nike, Adidas, Puma, Asics, New Balance,…

Cách thứ ba: Hãy mang vớ khi sử dụng giày thể thao, giày đá bóng

Mang vớ khi sử dụng giày thể thao nói chung và giày đá bóng nói riêng, trước hết sẽ giúp bàn chân cảm giác êm ái và dễ chịu hơn.

Cùng với đó việc mang vớ sẽ giúp thấm hút mồ hôi chân, tạo nên sự thông thoáng trong đôi giày. Đồng thời điều này còn khiến đôi giày của bạn tránh tình trạng có mùi hôi sau khi sử dụng.

Và hơn hết, việc mang vớ sẽ giúp đôi chân của bạn được bảo vệ, tránh tiếp xúc trực tiếp với giày – điều mà rất dễ gây ra các chấn thương, điển hình như việc trầy gót chân.

Những mẹo tránh trầy gót chân khi sử dụng giày thể thao và giày đá bóng

Mẹo đầu tiên: Sử dụng băng keo cá nhân hoặc đệm gót chân

Nếu khi mang giày vào, bạn cảm thấy gót chân mình cọ xát với gót giày, thì hãy cởi giày ra. Sau đó dùng băng cá nhân dán lên phần gót chân tiếp xúc với gót giày.

Sau đó mang vớ vào và tiếp tục vận động thôi. Điều này giúp gót chân bạn được êm hơn, giảm tình trạng trầy gót chân.

Bên cạnh đó trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm đệm gót chân để tránh phồng rộp và trầy xước.

Mẹo thứ hai: Dùng nước ấm để định hình giày

Nếu đôi giày của bạn khá cứng và chật, thì bạn hãy dùng hai túi nước ấm tầm 90 độ C. Sau đó đem bỏ vào trong đôi giày của mình. Điều này khiến đôi giày giãn ra và mềm hơn.

Hoặc bạn cũng có thể tận dùng làn hơi nước từ ấm đun nước gia đình để phả vào bên trong giày, giúp chúng mềm mại hơn, từ đó phòng tránh được trầy gót chân.

Đọc thêm: Cách Chọn Giày Đá Bóng Cho Chân To Ngang

Mẹo thứ ba: Ngưng mang giày khi bị trầy gót chân

Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng nhiều bạn mắc phải vì một số lý do gì đó phải buộc mang giày. Điều này sẽ khiến vết thương trở nên tệ hơn.

Bạn nên ngừng mang giày đến khi vết thương lành hẳn. Sau khi vết thương lành, nó sẽ thích nghi với đôi giày, sẽ giảm tình trạng trầy gót khi sử dụng giày.

Leave a Comment

           
Bài trước

Cách Đá Hậu Vệ Thòng – Không Ai Qua Được Bạn

Làm Sao Để Đá Bóng Giỏi – 7 Cách Cực Kỳ Đơn Giản

           
Bài tiếp theo