Cách Quấn Băng Cổ Chân – Tác Dụng Quấn Băng Cổ Chân

Chấn thương mắt cá chân, đặc biệt bong gân là chấn thương phổ biến nhất trong quá trình hoạt động thể dục thể thao nói chung.

Với những môn thể thao mà đôi chân phải hoạt động mạnh thì những vấn đề về cổ chân xảy ra rất thường xuyên và có thể tái phát nhiều lần nếu không được xử lý đúng cách.

Đặc biệt là trong những môn thể thao có tính đối kháng như bóng đá, bóng rổ, các môn võ,… thì chấn thương ở cổ chân còn có thể xảy ra nhiều hơn nữa khi các động viên va chạm với nhau.

Vì vậy, không ít người đã chọn cho mình đồ bảo hộ cổ chân để tránh khỏi những tai nạn không mong muốn và bài viết sau sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách quấn băng cổ chân – một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả cực kỳ cao.

Tại sao lựa chọn băng cổ chân được phổ biến?

Các vận động viên từ nhiều môn thể thao coi quấn băng cổ chân là vô cùng cần thiết để bảo vệ cổ chân cũng như hỗ trợ trong điều trị chấn thương ở vị trí này.

Hầu hết các báo cáo được công bố về hiệu quả của các biện pháp bảo vệ cơ thể hạn chế chấn thương khi tham gia thể thao điều chỉ ra rõ ràng là quấn băng cổ chân tuy đơn giản nhưng hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ cơ và xương ở vùng mắt cá chân.

Điều này có lẽ một phần là do bong gân mắt cá chân là chấn thương thể thao phổ biến nhất, với tỷ lệ mắc từ 10% đến 30% trong tất cả các chấn thương cơ xương.

Trong bóng đá, người chơi có 25% khả năng bị bong gân mắt cá chân nếu họ đã bị bong gân trước đó và 11% nếu họ chưa có vấn đề gì trước đó.

Đọc thêm: Cách Chữa Căng Cơ Khi Đá Bóng

Hướng dẫn sử dụng băng vải thun keo chống chấn thương thể thao Ec belo sport

Tác dụng của quấn băng cổ chân.

Phòng chống chấn thương

Chấn thương cổ chân là điều khó tránh khỏi đối với những người, vận động viên chơi bóng đá hay bất kì môn thể thao vận động mạnh nào khác. Vì vậy, việc bảo vệ cổ chân là rất quan trọng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấn thương cổ chân có thể là va chạm của các cầu thủ với nhau, lỗi kỹ thuật khi sút bóng, do bề mặt sân cứng lồi lõm hoặc do khi chạy có vấn đề gì đó.

Chấn thương cổ chân rất phổ biến trong bóng đá và một số môn thể thao vận động, vì thế hầu hết các cầu thủ chuyên nghiệp đều dùng băng cuốn để đảm bảo sự ổn định và bảo vệ cổ chân. Do đó, trước khi mang giày ra sân đừng quên băng cổ chân để có được sự an toàn cho bản thân.

Hãy giảm thiểu nguy cơ chấn thương này bằng cách gia cố sự vững chắc cho vùng cổ chân bằng cuộn chuyên dụng. Nhờ được bảo vệ bởi băng quấn, tỷ lệ chấn thương mắt cá chân hay cổ chân giảm đi rất nhiều.

Ngoài ra, việc quấn băng cổ chân còn có tác dụng trấn an tâm lý cầu thủ, cho chân hoạt động tốt hơn và ổn định hơn. Chúng ta luôn biết rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh mà!

Đọc thêm: Mang Giày Thể Thao Bị Phồng Chân

Tại sao nên sử dụng băng keo thể thao khi chơi bóng?

Hỗ trợ hồi phục sau chấn thương

Chấn thương vùng cổ chân có thể gây đau dai dẳng, sưng, cứng khớp và yếu cơ. Thậm chí khi đã lành, cổ chân có thể có nguy cơ bị chấn thương lại. Điều trị và tập luyện đúng cách có thể ngăn chặn các tình trạng trên.

Hỗ trợ mắt cá chân được sử dụng để kiểm soát sưng và phạm vi chuyển động trong giai đoạn cấp tính, và để cung cấp hỗ trợ hoặc ổn định cho dây chằng và khớp trong giai đoạn mãn tính khi vận động viên trở lại thể thao.

Tuy nhiên, việc sử dụng các kỹ thuật băng khác nhau quyết định nhiều hơn bởi các cân nhắc về chi phí, sự thoải mái, dễ áp dụng, sở thích cá nhân và loại hình thể thao. Như vậy, bằng cách quấn băng cổ chân sẽ giúp phòng tránh được nguy cơ bị chấn thương cổ chân và cũng có vai trò trong việc phục hồi sau chấn thương.

Vì vậy, mỗi vận động viên chuyên nghiệp hay nghiệp dư nên cân nhắc việc sử dụng băng quấn cổ chân trong hoạt động thể thao cần vận động nặng.

Quan trọng là bạn biết cách và làm đúng để có thể phục hồi tốt nhất.

Khi chấn thương, trước hết phải biết cách tự chăm sóc chung cho các chấn thương cổ chân. Để giúp giảm đau và sưng, cho thời gian phục hồi ngắn hơn.

Ngoài việc nghỉ ngơi, chườm lạnh thì quấn băng cổ chân giúp giảm sưng và nâng đỡ cho cổ chân. Băng vừa chặt nhưng không cản trở máu lưu thông. Nếu bàn chân có cảm giác tê, đổi màu hoặc sờ thấy lạnh cần tháo băng ra và băng lại lỏng hơn.

Đọc thêm: Cách Khắc Phục Đi Giày Đá Bóng Bị Trầy Gót Chân

Một cầu thủ đang chấn thương vai, các đồng đội của anh ta đang chăm sóc

Cách quấn băng cổ chân

6 bước để quấn băng cổ chân:

Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ băng để quấn quanh mắt cá chân và bàn chân của bạn nhiều lần. Và hãy chuẩn bị kéo để cắt băng khi bạn quấn xong.

  • Bắt đầu bằng cách quấn băng hai lần quanh cổ chân của bạn thật chắc chắn để xác định khu vực cần quấn băng.
  • Quấn băng nhiều lần quanh bàn chân và mắt cá chân theo hình số tám. Nên băng tất cả mọi vị trí từ cổ chân qua mắt cá chân của bạn, bao gồm cả gót chân của bạn.
  • Trong quá trình quấn băng phải giữ cho băng được căng, để khi hoạt động mạnh băng không bị rơi ra.
  • Kết thúc bằng cách quấn băng hai lần quanh cổ chân của bạn cách một vài inch trên mắt cá chân của bạn.
  • Đặt dây buộc nhỏ hoặc băng thun ở đầu cuộn băng để giữ đúng vị trí. Tuy nhiên, một vài loại băng không cần điều này.
  • Dây buộc phải chắc chắn nhưng phải đảm bảo mắt cá chân của bạn có thể linh hoạt và không căng cứng. Nếu cảm thấy đau ở mắt cá chân hoặc bàn chân bạn bị khó chịu, như thể máu không được lưu thông, hãy tháo băng ra và quấn lại.
Hướng dẫn quấn băng keo thể thao đúng cách | Phòng Tránh Chấn Thương Bóng Đá #3

Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về băng cổ chân và vai trò của việc băng cổ chân trong hoạt động thể thao nặng như bóng đá, bóng rổ, điền kinh,…

Hy vọng những lời khuyên trên có thể giúp bạn thi đấu tốt và an toàn!

Leave a Comment

           
Bài trước

Kỹ Thuật Đá Bóng Sân Cỏ Nhân Tạo – Những Kỹ Thuật Cơ Bản Bạn Cần Biết

Kích Thước Sân Bóng Đá và Kích Thước Khung Thành Sân 11 người, Sân 9, Sân 7 và Sân 5

           
Bài tiếp theo