Cách Làm Thủ Môn Giỏi – Khung Thành Bất Khả Xâm Phạm

Bạn có từng mơ ước trở thành một thủ môn thành công trong bóng đá không?

Bạn đã từng hình dung nó là một công việc dễ dàng hơn so với việc ghi bàn thắng của các tiền đạo hay việc ngăn chặn đối phương tấn công của các hậu vệ?

Tuy nhiên, thực tế không đơn giản vậy đâu. Để thành công được ở vị trí thủ môn bạn phải cần có rất nhiều thứ vì đây là vị trí vừa thú vị vừa mang nhiều ý nghĩa.

Bây giờ hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn cách để trở thành một thủ môn giỏi nha.

Thủ môn là vị trí khác biệt rất nhiều với 10 cầu thủ còn lại trên sân. Bạn sử dụng cả cơ thể để chơi bóng, kể cả đôi tay trong khu vực được quy định dành cho thủ môn.

Thủ môn được xem là vị trí mà ranh giới giữa tội đồ và người hùng vô cùng mong manh. Dù tỏa sáng cả trận nhưng chỉ cần một sai lầm thì các thủ môn ngay lập tức trở thành mục tiêu chỉ trích của dư luận.

Có những cầu thủ bắt đầu tập bóng đá ở một vị trí khác nhưng sau một thời gian luyện tập thì những tố chất của một thủ môn giỏi hiện ra trong người họ và họ sẽ chuyển vị trí gắn liền mình với khung thành. Vậy thì những tố chất đó là gì?

Những tố chất cần có để trở thành thủ môn giỏi

Sự ổn định: Nhiều chuyên gia đánh giá một thủ môn giỏi không phải bằng một vài pha bóng cứu thua xuất thần, hay một trận bóng hóa thân thành người nhện mà người ta sẽ đánh giá qua những con số thống kê sau:

  • Số lượng trận thi đấu liên tiếp của các thủ môn.
  • Số lần cứu thua trong mỗi trận bóng đó và từ đó suy ra được tỉ lệ cứu thua.
  • Đóng góp lối chơi chung với những pha phát động tấn công.

Bạn không cần có nhiều pha bóng xuất thần vì đó là tài năng thiên bẩm, nhưng chắc chắn nếu là một thủ môn giỏi thì bạn sẽ có độ ổn định vì đó là trải qua khổ luyện.

Sự tập trung: bởi vì ranh giới tội đồ và người hùng rất mong manh nên các thủ môn bắt buộc phải luôn tập trung cao độ vào từng tình huống bóng. Khi đồng đội phía trên mắc sai lầm thì thủ môn sẽ là người sửa sai cuối cùng nhưng khi thủ môn mắc sai lầm thì chỉ còn chờ thần may mắn cứu thua mà thôi.

Tâm lý phải trên cả sự vững vàng: ở những pha một đối một thì ngoài kỹ năng và may mắn, thủ môn có thể đánh bại tiền đạo đối phương bằng tâm lý chiến. Lúc này thủ môn sẽ phải đọc được suy nghĩ của tiền đạo để xem đối phương muốn làm gì.

Một số thủ môn có xuất thân từ tiền đạo sẽ chơi rất tốt ở những pha 1 vs 1 vì họ biết trong tình huống đó thì những tiền đạo sẽ xử lý như thế nào.

Những thủ môn hay thường có khuôn mặt hơi bặm trợn một tí, lạnh lùng một tí, điều này là cần thiết để chống lại những cầu thủ tinh quái của đội bạn mà cũng dễ dàng chỉ huy những cầu thủ phòng ngự có tính vô kỷ luật của đội nhà.

Ngoài ra tâm lý chiến còn thể hiện ở chỗ cho dù có mắc sai lầm hay thi đấu chưa tốt, thì các thủ môn đủ tốt cũng sẽ âm thầm tập luyện để tốt hơn, quyết tâm cao trong tập luyện để hạn chế những sai sót của bản thân. Nhưng điều đó chỉ giữ trong lòng còn khuôn mặt lúc nào cũng phải đủ “lạnh”.

Đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe: tố chất này được xếp cuối cùng không phải vì nó kém quan trọng mà là vì đã thi đấu bóng đá, dù ở vị trí nào thì cũng cần có một sức khỏe tốt, đủ để chịu nhiệt trong cả trận đấu.

Đọc thêm: Cách Đá Hậu Vệ Cánh Sân 7

Top 50 pha cản phá xuất sắc của các thủ môn ● Best 50 Goalkeeper Saves

Những kỹ năng cần biết của một thủ môn giỏi

Kỹ năng cản phá bóng:

Vì nhiệm vụ là bảo vệ khung thành nên đây là kỹ năng cơ bản nhất mà một thủ môn phải có. Cản phá bóng ở đây được hiểu là cả sự di chuyển chọn vị trí tốt để không cho bóng vào lưới.

Có thể hiểu nó bao hàm hết các kỹ thuật sẽ được nói sau đây vì nó là nền tảng, là công việc tối thiểu mà các thủ môn phải làm trong các trận đấu.

Kỹ năng bắt/phá bóng bằng tay:

Ở đây sẽ bao gồm bay người phá bóng, vồ bóng

  • Bay người phá bóng: đối với những cú sút có đích đến cách xa vị trí đã chọn trước, đặc biệt là vào góc chữ A, các thủ môn chỉ còn cách bay người hết cỡ để cản phá. Khi đó các thủ môn sẽ chấp nhận tiếp đất bằng thân người, nếu không có kỹ thuật đúng sẽ dẫn đến chấn thương.
  • Vồ bắt bóng cao trung bình ở hai bên: trọng tâm cơ thể chuyển sang chân ở gần hướng bóng rồi lấy chân này làm trụ bật nhảy sang bên. Thường thì vồ bóng ở những tình huống này tiếp đất sẽ nhẹ hơn so với bay người.
  • Vồ bóng trong chân đối phương: Khi đối phương dẫn bóng áp sát khung thành và chuẩn bị sút bóng thì thủ môn sẽ lao lên phía trước để khép góc. Khi đối phương đưa bóng lên phía trước thì phải xông ra vồ bóng ngay dưới chân đối phương.

Kỹ thuật này phải chấp nhận mạo hiểm bởi nếu “ vồ chân” đối phương sẽ dính phạt đền đó. Vì vậy cần phán đoán thời điểm lao vào cho hợp lý.

Hiện nay thủ thành Alisson Becker (Liverpool) được xem là số một trong những tình huống bắt bóng như thế này vì độ bắt bóng cực chính xác và cực dính của mình.

Đọc thêm: Làm Sao Để Đá Bóng Giỏi

Kỹ năng phản xạ:

Biệt danh người nhện sẽ được gán cho những thủ môn có nhiều pha bay nhảy cản phá dù bóng có bay đến những vị trí khó. Để làm được điều này các thủ môn cần phải có kỹ năng phản xạ tốt.

Khi đối phương vừa dứt điểm cũng là các dây thần kinh xử lý thông tin và đưa ra quyết định phản xạ cản phá. Phản xạ càng nhanh thì khả năng cản phá được sẽ càng lớn.

Chính vì thế mà một bậc thầy về phản xạ như David De Gea (Man United) lại thích sử dụng chân để cản phá ở những tình huống bóng không quá xa, bóng chìm vì nếu dùng tay, tốc độ phản xạ đổ người sẽ chậm hơn.

Kỹ năng không chiến:

Đây là một kỹ năng phụ thuộc một phần vào yếu tố thể chất, đó là chiều cao và sức bật kèm với lợi thế hơn đối phương ở đôi tay.

Để không chiến tốt các thủ môn cần phải biết chọn vị trí mà chiếm khoảng không thì mới có đủ không gian để bật cao nhất có thể cũng như hạn chế bị đối phương tác động.

Khi bật nhảy cũng là lúc các thủ môn phải đưa ra quyết định rất  nhanh chóng là bắt dính bóng, đấm bóng hay là đẩy bóng, nếu đẩy bóng thì đẩy hướng nào,…

  • Để bắt dính bóng thì thủ môn cần phán đoán điểm rơi tốt, làm chủ được khoảng không rộng lớn thì khi bay lên mới có thể thoải mái bắt bóng.
  • Nếu quyết định đấm bóng an toàn khi có nhiều cầu thủ đối phương cùng nhảy lên tranh chấp, thủ môn cần nắm chặt 2 tay đặt sát nhau và đấm mạnh thẳng vào quả bóng để nó bay ra cách càng xa khung thành càng tốt.
  • Đẩy bóng được sử dụng khi đối mặt với những đường bóng hình vòng cung ở sát khung thành, lúc này thủ môn sẽ phải bay người, ưỡn người về phía sau, xòe bàn tay hướng vào quả bóng và đẩy nó ra ngoài.

Trong những pha không chiến thì với thể hình lý tưởng cũng như kinh nghiệm thi đấu thì thủ thành Petr Cech thường hiếm khi thất bại.

Đọc thêm: Cách Đá Hậu Vệ Thòng

Bản lĩnh ở những trận đấu lớn:

Một số thủ môn thường thì đấu rất tốt ở những trận đấu bình thường nhưng cứ mỗi khi bước vào một trận sinh tử nào đó thì mắc rất nhiều sai lầm vì “cóng”. Điều này sẽ làm mất đi sự chắc chắn trong các pha xử lý bóng và rất nguy hiểm cho khung thành.

Do đó cần nhấn mạnh một lần nữa về kinh nghiệm trận mạc cũng như tâm lý của các thủ môn là vô cùng quan trọng.

Với một nhà vô địch Champion League 3 lần liên tiếp như Keylor Navas thì vấn đề này đối với anh chẳng cần phải bàn nữa.

Kỹ năng bắt phạt đền:

Nếu như ở hầu hết các tình huống thì kỹ năng của thủ môn được áp dụng nhiều nhưng đối với việc bắt 11m thì điều quan trọng nhất ở đây là khả năng phán đoán và tâm lý tốt.

Với một óc phán đoán nhạy bén và thậm chí có thể đọc được suy nghĩ đối phương thì các thủ môn – người được xem là bất lợi trong cuộc đối đầu này sẽ bay người đúng hướng và cản phá bóng.

Khả năng này không phải thủ thành nào cũng có, nó thuộc về khả năng thiên bẩm nhiều hơn là khổ luyện.

Còn trong một số trường hợp thì các thủ môn sẽ sử dụng tâm lý chiến như liên tục bay nhảy, múa may quay cuồng hoặc chỉ vào 2 phía khung thành nhằm đánh lạc hướng cũng như gây xao nhãng cho cầu thủ thực hiện cú đá để đối phương tự đá hỏng.

Nếu phải đối mặt với Diego Alves trên chấm luân lưu chắc hẳn các cầu thủ sẽ phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều đấy.

LaLiga Memory: Diego Alves

Kỹ năng chơi bóng bằng chân:

Bóng đá hiện đại rất chuộng những mẫu thủ môn chơi chân tốt, điển hình là thủ thành Ederson của MC, anh chiếm trọn lòng tin của Pep Guardiola nhờ đôi chân của mình, chuyền tốt, phát bóng tốt để mở ra cơ hội cho mặt trận tấn công.

Đọc thêm: Cách Đá Tiền Vệ Trung Tâm

Kỹ năng ném bóng phát động tấn công:

Ở những tình huống nếu thủ môn ôm gọn bóng và đội nhà có cơ hội phản công, một cú ném bóng xa và chuẩn xác để các cầu thủ có tốc độ cao bức tốc sẽ mở ra một pha phản công chất lượng.

HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG THỦ MÔN PHÁT ĐỘNG TẤN CÔNG BẰNG TAY | HUYỀN THOẠI HỒNG SƠN HƯỚNG DẪN BÓNG ĐÁ

Thủ môn quét:

Chắc hẳn fan bóng đá ai cũng biết người đã khai sinh ra khái niệm này. Đó là Manuel Neuer – một thủ môn luôn dâng cao để hỗ vệ các hậu vệ và anh có chỉ số đánh chặn rất ấn tượng. Sự mạo hiểm và sự chắc chắn trong những pha dâng cao của anh cũng góp phần vào chức vô địch của  tuyển Đức tại World cup 2014.

Trên đây là những nhận định về vị trí thủ môn. Hi vọng sẽ giúp bạn trong việc tập luyện để trở thành một thủ môn giỏi. Chúc bạn thành công!

Manuel Neuer | Người "định nghĩa" lại vị trí thủ môn

Leave a Comment

           
Bài trước

Cách Đá Hậu Vệ Cánh Sân 7 – Cách Đá Hậu Vệ Cánh Toàn Diện Nhất

Cách Kèm Người Trong Bóng Đá – Cách Kèm Người Hiệu Quả Nhất

           
Bài tiếp theo