Cách Khống Chế Bóng | 5 Cách Khống Chế Bóng Thông Dụng Nhất

Trong bóng đá, ngoài những pha đi bóng lắt léo, những cú sút sấm sét. Thì bên cạnh đó cũng cần có kỹ năng kiểm soát trái bóng một cách thành thạo.

Khi tiếp nhận một đường chuyền của đồng đội, việc đầu tiên chúng ta cần làm là khống chế quả bóng. Phải làm sao để quả bóng nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.

Khống chế quả bóng tốt làm tăng cơ hội kiểm soát bóng, đồng thời tạo ra sự chắc chắn trong lối chơi. Khống chế bóng tốt giúp các đường chuyền trở nên mạch lạc và những cú  sút trở nên hiệu quả hơn.

Khống chế bóng là một kỹ năng vô cùng cần thiết dành cho mỗi cầu thủ. Để khống chế quả bóng tốt, cần rất nhiều yếu tố.

Bài viết này xin giới thiệu đến các bạn những cách để khống chế quả bóng một cách hiệu quả và đơn giản nhất.

Khống chế bóng bằng gầm giày

Đây là cách khống chế bóng phổ biến và chắc chắn trong bóng đá. Đặc biệt trong bộ môn Futsal, thì cách khống chế này được sử dụng gần như rất triệt để.

Khống chế bóng bằng gầm giày, tạo ra một sự chắc chắn cần thiết. Chúng ta gần như giữ chắc quả bóng trong chân một cách rất an toàn.

Thế nhưng để làm được động tác này thì chúng ta cần có những bước nhất định.

Đầu tiên, chúng ta nhấc bàn chân lên khỏi mặt sân, đồng thời duỗi chân ra phía trước, sao cho gót chân của chân chạm bóng, cách mũi chân trụ từ 20-25 cm.

Khi nhấc chú ý sao cho phần mũi chân có phần chếch lên cao hơn so với phần gót chân.

Việc nhấc chân như thế này sẽ tạo ra một “chiếc phễu”, làm cho bóng dễ đi vào và khó trượt ra sau.

Khi bóng đi đến, bạn dùng gầm giày để tiếp xúc lên mặt bóng, đồng thời dùng một lực nhất định đè lên quả bóng, để giữ chắc quả bóng trong chân.

Lưu ý:

  • Không nhấc chân quá cao, hoặc quá thấp so với kích thước của quả bóng. Nhấc chân quá cao sẽ khiến bóng dễ trượt ra sau.
  • Đồng thời nhấc chân quá thấp sẽ không thể chạm bóng bằng gầm giày, mà sẽ chạm bằng mũi chân, điều này khiến bóng bật ra.
  • Khi bóng vừa chạm đế giày, bạn nhanh chóng dùng lực để hãm quả bóng lại, đồng thời khóa chặt quả bóng trong chân, không để bóng bật ra.
Tập 2: 5 bài tập nâng cao khả năng CHUYỀN BÓNG trong Futsal - sân 5 | (Phần 1) | FixoSport

Đọc thêm: Kỹ Thuật Dẫn Bóng

Khống chế bóng bổng bằng mu bàn chân

Hai kỹ thuật nêu trên dùng để khống chế bóng sệt, vậy với trường hợp bóng bổng chúng ta cũng cần có những kỹ thuật khống chế bóng tương ứng.

Đầu tiên, chúng ta đến với kĩ thuật hay được các siêu sao như Cristiano Ronaldo, Lionel Messi,… sử dụng. Đó là kĩ thuật khống chế bóng bổng bằng mu bàn chân.

Kỹ thuật này áp dụng cho trường hợp khi bạn phải với chân để chạm được bóng. Thường là những cú chuyền dài, bóng đi cao và mạnh.

Để thực hiện kỹ thuật này, trước hết chúng ta cần đón điểm rơi của bóng. Sau đó đưa bàn chân duỗi ra trước để hứng lấy quả bóng khi rơi xuống.

Điểm tiếp xúc mà bóng chạm lên chân là khu vực giữa mu bàn chân, phía sau các ngón chân. Khi bóng chạm chân, đồng thời bạn hãy rút chân về một cách khéo léo để hãm bóng.

Lưu ý:

  • Cách khống chế này nên thực hiện khi không bị đối phương theo kèm quá sát. Đồng thời đảm bảo được tính an toàn trong tình huống mất bóng.
  • Hãm bóng là kỹ thuật chiếm 80% sự thành công của cách khống chế bóng này. Vì thế bạn cần một đôi chân thật cảm giác, để có thể hãm bóng một cách gọn gàng.
  • Đây là một kĩ thuật khó, nên chúng ta cần chăm chỉ luyện tập thường xuyên.
KỸ THUẬT ĐỠ BÓNG BỔNG / ĐỠ BƯỚC MỘT (FIRST TOUCH) | QUAN TRỌNG SỐ 1 TRONG BÓNG ĐÁ [VIETSUB]

Khống chế bóng bằng má trong bàn chân

Khống chế bóng SỆT bằng má trong bàn chân

Đây là kỹ năng hầu như cầu thủ nào cũng sử dụng trong khi chơi bóng. Có thể xem đây là cách khống chế bóng đơn giản và phổ biến nhất trong bóng đá.

Đầu tiên để thực hiện động tác này, chúng ta cần xác định chân mà chúng ta sẽ nhận bóng. Sau đó xoay bàn chân 45-50 độ (so với lúc bình thường) về phía ngón út của bàn chân đó.

Việc xoay bàn chân giúp tạo ra diện tích tiếp xúc lớn hơn khi nhận bóng. Khi xoay bàn chân, đồng thời giữ vững chân trụ, hướng mũi chân trụ về phía bóng lăn tới.

Khi nhận bóng, hãy dùng má trong của bàn chân chạm nhẹ vào bóng, đồng thời rụt nhẹ chân về phía sau để giảm bớt lực tác động lên bóng, điều này giúp bóng không bị bật ra xa.

Đồng thời bàn chân chúng ta nghiêng xuống, dùng phần má trong bàn chân ghìm nhẹ vào quả bóng. Điều này giúp quả bóng được giữ chắc trong chân, không bị bật ra ngoài như khi chúng ta ngửa lòng bàn chân lên trên.

Lưu ý:

  • Cách khống chế bóng này áp dụng cho trường hợp bóng sệt, hoặc bóng cao cách mặt đất không quá 15 cm.
  • Không sử dụng lòng trong của bàn chân khi tiếp xúc bóng, vì sẽ làm bóng bật ra, dẫn đến khó kiểm soát.
  • Không sử dụng cách này khi đối phương đứng quá gần, vì dễ bị đối phương áp sát, lấy mất bóng.

Đọc thêm: Kỹ Thuật Đá Bóng Sân Cỏ Nhân Tạo

[HVBD - S1] BÀI 4 - BA CÁCH ĐỠ BÓNG CƠ BẢN NHẤT - CHẶN BÓNG

Khống chế bóng bổng bằng má trong bàn chân

Chúng ta có kỹ thuật khống chế bóng bằng má trong bàn chân đối với trường hợp bóng sệt, thì chúng ta cũng có kỹ thuật khống chế bóng bằng má trong bàn chân đối với bóng bổng.

Để thực hiện động tác này, đầu tiên chúng ta cần quan sát và chọn điểm rơi của bóng. Đồng thời xoay má trong bàn chân ra ngoài để đón bóng.

Khi bóng đi tới, chúng ta giơ chân lên sao cho cẳng chân vuông góc với đùi, bàn chân và đùi song song với nhau.

Khi chạm bóng, chúng ta hạ thấp trọng tâm cơ thể để giữ bóng không bị bật ra, đồng thời hạ thấp bàn chân xuống để giảm lực tác động vào bóng.

Khi khống chế bóng bổng bằng má trong của bàn chân, chúng ta không nghiêng úp chân xuống như bóng sệt. Mà ngược lại chúng ta nên ngửa lòng bàn chân lên trê một chút.

Ngửa lòng bàn chân lên sao cho điểm tiếp xúc nằm ở phía dưới đáy quả bóng. Nếu đỡ vào mặt trước thì bóng sẽ bay về phía trước.

Lưu ý:

  • Không giơ chân quá cao vì sẽ dễ bị mất trụ và ngã, đồng thời cũng dễ phạm phải lỗi cao chân.
  • Cố gắng hướng cho quả bóng đi vào giữa hai chân, khi đó bàn chân đã được xoay ngang nên tỉ lệ giữ được bóng rất cao.
  • Nếu trường hợp bóng cao hơn so với tầm chân, thì bạn có thể bậc nhảy lên để đón bóng với kỹ thuật tương tự.
📌 10 CÁCH KIỂM SOÁT BÓNG TRÊN KHÔNG CĂN BẢN NHẤT AI CŨNG PHẢI BIẾT (Vietsub)

Khống chế bóng bổng bằng ngực

Đây là một kỹ thuật phổ biến trong bóng đá. Kỹ thuật đỡ bóng bằng ngực áp dụng cho các trường hợp bóng đi cao ngang vai và có độ cắm từ trên xuống.

Đầu tiên, như các kỹ thuật khống chế bóng bổng khác, chúng ta cần xác định điểm rơi của bóng.

Tiếp theo, chúng ta hơi ngửa người ra sau, đồng thời hai chân hơi khuỵu gối sao cho phù hợp với quỹ đạo của bóng. Cùng với đó hai cánh tay khum lại, giúp cơ ngực được gồng lên để đón bóng.

Khi bóng đã chạm vào, chúng ta thay đổi tư thế từ ngửa người sang thẳng lưng để giúp bóng chúi xuống dưới.

Lưu ý:

  • Không áp dụng trường hợp này để đón những cú sút, hay những pha chuyền có lực quá mạnh. Vì dễ gây tổn thương lồng ngực.
  • Khi ngửa người ra sau, hai chân giữ nguyên không di chuyển, chỉ di chuyển phần hông.
  • Nên đón bóng bằng ngực trái hoặc ngực phải. Không nên đón bóng bằng phần giữa ngực, vì phần này thường rất yếu và ít lớp cơ bảo vệ bên ngoài.

Đọc thêm: Cách Kèm Người Trong Bóng Đá

⚽ KỸ THUẬT ĐỠ NGỰC ĐÚNG CHUẨN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT [VIETSUB]

Khống chế bóng bằng đùi

Vì phần đùi có diện tích tiếp xúc lớn, cũng như là sự linh hoạt trong cử động. Do đó khống chế bóng bằng đùi là một kỹ thuật tương đối đơn giản và hiệu quả.

Đỡ bóng bằng đùi áp dụng trong trường hợp mà bóng ở lưng chừng, không thể dùng chân hay ngực để đỡ bóng.

Để khống chế bóng bằng đùi, trước hết chúng ta cần xác định điểm rơi của bóng. Sau đó giơ chân lên sao cho phần đùi tạo với chân trụ một góc 45-50 độ.

Sau đó dùng vị trí ở giữa đùi để chạm bóng, nơi có nhiều bó cơ đùi. Khi chạm bóng, đồng thời rút chân xuống để hãm bóng lại.

Lưu ý:

  • Chú ý, khi giơ chân đón bóng không nên giơ quá cao hoặc quá thấp. Khi giơ chân quá thấp sẽ khiến bóng bật ra mạnh, đồng thời nếu giơ quá cao sẽ khiến bóng bật lên, dễ trúng vào mặt chúng ta.
  • Khi dùng đùi chạm bóng, để đàm bảo an toàn bạn nên cho bóng ăn một chút vào phần đùi trong. Điều này khiến bóng có bật ra thì vẫn ở ngay trước mặt mình.
  • Nên giơ chân trước 1-2 giây khi bóng đến. Điều này giúp bạn chủ động đón bóng, tránh tình huống bị trễ bóng.

Trong bóng đá, ngoài những kĩ thuật đơn giản nêu trên thì còn có những kỹ thuật khống chế bóng hết sức phức tạp và nghệ thuật.

Có thể kể đến những kĩ thuật như: khống chế bóng bằng đầu, khống chế bóng bằng vai, khống chế bóng bằng gót chân, … thậm chí là khống chế bóng bằng lưng như CR7 đã từng làm.

Đọc thêm: Cách Làm Thủ Môn Giỏi

Leave a Comment

           
Bài trước

Các Sơ Đồ Bóng Đá 11 Người | Sơ Đồ Bóng Đá Nào Tối Ưu Nhất ?

Luật Bóng Đá Futsal | Những Luật Cơ Bản Bạn Cần Nắm

           
Bài tiếp theo