Có bao giờ bạn rời khỏi sân bóng và mang trong mình sự tức giận gì đội bóng của mình để thua vì không có sự tổ chức chặt chẽ nào trong lối chơi hay không.
Đối với mọi hình thức bóng đá, có những cầu thủ xuất sắc chỉ là 1 phần trong công thức dẫn đến thành công và nó chưa phải yếu tố quan trọng nhất.
Cái quan trọng hơn cả trong việc xây dựng một đội bóng mạnh là phải có một ý tưởng rõ ràng về cách mà đội bóng thi đấu, một khuôn khổ để tận dụng tối đa những cá nhân kiệt xuất.
Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về vấn đề đó- chiến thuật trong bóng đá 7 người.
Tóm Tắt
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Tất cả các loại chiến thuật trong bóng đá bắt buộc phải tuân theo 2 nguyên tắc mà mọi người đều phải ngầm hiểu sau đây:
Đảm bảo sự cân bằng của đội hình
Mọi thứ sẽ được vận hành trơn tru nếu đội bóng của bạn có sự cân bằng, đồng đều giữa các tuyến.
Đồng ý là có thể thiên về tấn công hay phòng thủ nhưng nếu cả đội đều thuần công thì sẽ bị hồi mã thương trở tay không kịp.
Còn đối với một đội bóng mà tất cả đều được giao nhiệm vụ phòng ngự thì kết quả khả thi nhất mà đội bóng có được chỉ là 1 điểm mà thôi.
Hay là trong tấn công biên, khi một cánh của đội rất mạnh với sợi dây liên kết tốt từ hậu vệ cánh đến tiền đạo cánh hoạt động tốt thì đối thủ sẽ tìm cách khóa cánh đó ngay. Lúc này bắt buộc bạn sẽ phải tìm kiếm cơ hội ở cánh đối diện.
Tận dụng được tối đa thế mạnh và vị trí sở trường các cầu thủ có trong đội
Bóng đá là môn thể thao của sự sáng tạo vô tận. Bạn có biết sơ đồ chiến thuật nào mạnh nhất mà đội bóng nào cũng sử dụng không? Câu trả lời là không. Vì đơn giản không có chiến thuật nào như vậy cả.
Mỗi huấn luyện viên giỏi sẽ có cho mình một triết lý bóng đá khác nhau và khi đến với một đội bóng họ sẽ áp dụng vào đội bóng đó theo những cách khác nhau sao cho phù hợp với tình hình đội bóng và tận dụng được tối đa điểm mạnh của các cầu thủ mình đang sở hữu. Và phải cần một khoảng thời gian nhất định nào đó để thử một vài sơ đồ chiến thuật khác nhau trước khi chỉ giữ lại một hoặc hai chiến thuật được cho là phù hợp nhất.
Đọc thêm: Cách Đá Bóng Giỏi
Một số chiến thuật trong bóng đá 7 người
Sơ đồ 2-3-1
Chỉ cần thấy số 3 ở giữa thì chắc chắn ai cũng biết rằng đây là sơ đồ thể hiện rõ sự cân bằng. Chính vì vậy mà đây là sự lựa chọn phổ biến ở nhiều đội bóng.
Với 3 cầu thủ đá ở vị trí tiền vệ. Đội hình này khá dễ vận hành khi 3 tiền vệ sẽ hỗ trợ phòng ngự kỳ chắc chắn tạo một lớp vỏ bọc bảo vệ cho khung thành.
Tiềm năng tấn công cũng rất lớn khi 3 tiền vệ dâng cao tổ chức tấn công và có một cây săn bàn luôn trong tư thế sẵn sàng bắn phá ở phía trên làm nhiệm vụ ghi bàn.
Ưu điểm:
- Phòng thủ chắc chắn, tính an toàn được ưu tiên
- Vỏ bọc phòng ngự kết hợp tính biến hóa trong tấn công tùy thuộc vào khả năng các tiền vệ sẽ tạo nên một đội hình năng động, chuyển trạng thái dễ dàng từ công sang thủ và ngược lại
- Khoảng không gian chơi bóng rộng, các cầu thủ không cần di chuyển nhiều nhưng vẫn bao quát được nhiều khu vực.
Nhược điểm:
- Tiền vệ ở sơ đồ này đòi hỏi có chuyên môn rất cao và có tính kỷ luật tốt.
- Hàng phòng thủ sẽ trở nên mong manh nếu các tiền vệ không kịp hỗ trợ hoặc cố tình thi đấu vô tổ chức.
- Một tiền đạo khó lòng tự mình tạo đột biến phá vỡ bế tắc nếu hệ thống bị đối thủ bắt bài
Sơ đồ 2-1-2-1
Có thể xem là một biến thể của 2-3-1 truyền thống. Nếu như trong 2-3-1 truyền thống, các tiền vệ trung tâm phải toàn diện và thi đấu xoay vòng hỗ trợ nhau, không phân chia nhiệm vụ cụ thể thì trong sơ đồ này nhiệm vụ yêu cầu của mỗi tiền vệ trung tâm sẽ dễ dàng hơn chút.
Cụ thể 3 tiền vệ sẽ chia nhau nhiệm vụ 2 công 1 thủ. Vì thế mà các yêu cầu cũng như công việc của tiền vệ sẽ được cụ thể và có tính chuyên dụng cao hơn.
Đội hình này chia ra 3 cầu thủ làm nhiệm vụ phòng ngự và 3 làm nhiệm vụ tấn công. Do đó mà ở bất kỳ thời điểm nào của trận đấu, nếu không mắc sai lầm thì luôn có đủ quân số ở mỗi tuyến.
Ưu điểm
- Tạo sự cân bằng giữa phòng ngự và tấn công.
- Hạn chế được những tình huống thiếu hụt người trong phòng thủ khi giờ đây đã có một tiền vệ phòng ngự luôn sẵn sàng.
- 2 tiền vệ cánh sẽ có nhiều đất diễn hơn trên mặt trận tấn công, góp phần đánh chặn, chống phản công.
Nhược điểm
- Đội hình này hoạt động khá riêng lẻ, có thể xem như 2 bộ phận ráp lại với nhau nên có thể dẫn đến sự thiếu liên kết.
- Vị trí chủ chốt của 2-1-2-1 là tiền vệ phòng ngự (hay tiền vệ trụ). Vị trí này đòi hỏi thi đấu kỷ luật trong việc giữ vị trí và phải biết phát động, kết nối 2 mảng lại với nhau.
Đọc thêm: Cách Đá Hậu Vệ Thòng
Sơ đồ 1-1-3-1
Sơ đồ chiến thuật này sẽ sắp xếp các cầu thủ tạo thành hình mũi tên bắn thẳng vào khung thành đối phương.
Đây là đội hình thiên hẳn về tấn công và được những đội mang tư duy lấy công bù thủ lựa chọn và áp dụng.
Hệ thống phòng ngự chỉ bao gồm 1 hậu vệ túc trực ở phần sân nhà và 1 tiền vệ phòng ngự sẵn sàng hỗ trợ khi cần.
Ưu điểm
- Tập trung hẳn về lối chơi tấn công. Sơ đồ này sẽ giúp đội bóng của bạn áp đặt lối chơi lên đối phương. Sẽ rất có ích nếu đối thủ là một đội bóng yếu hơn về mọi mặt.
- Đội của bạn sẽ dễ dàng nắm được thế trận, chiếm hoàn toàn khu trung tuyến nếu các tiền vệ chơi ở mức tròn vai, đẩy đối thủ phải co cụm phòng ngự.
- Không đòi hỏi tiền vệ phòng ngự phải biết phát động vì đơn giản số lượng tấn công quá nhiều nên sẽ duy trì được việc này. Tiền vệ phòng ngự bây giờ chỉ làm tốt nhiệm vụ đánh chặn chống phản công là đạt yêu cầu
Nhược điểm
- Chỉ 1 hậu vệ nên là một vị trí rất khó khăn. Đòi hỏi yêu cầu cao đối với hậu vệ. Phải có năng lực thật tốt thì mới đảm bảo an toàn.
- Rất dễ bị phản công. Nếu mất cảnh giác thì phải trả giá đắt đấy.
Sơ đồ 3-2-1
Ngược lại với sơ đồ mũi tên ở trên thì 3-2-1 thiên về phòng thủ nhiều hơn với 3 trung vệ nhưng không phải phòng thủ tiêu cực.
Sơ đồ này vẫn dành 2 cầu thủ ở tuyến giữa để tranh chấp với đội bạn. Dù có thể thua nhưng không dễ dàng để các tiền vệ đối phương đủ thời gian và không gian để xử lý.
Đội hình này chiến thắng bằng cách hóa giải các đòn tấn công của đối thủ mà sẵn sàng tổ chức tấn công ngược lại để tìm cơ hội.
Ưu điểm
- Hàng thủ vững chắc. Tính an toàn được cụ thể hóa. Tạo nền tảng để tổ chức tấn công ngược lại đối phương.
- Phù hợp để đá với đội được đánh giá cao hơn mình. Chống lại được những cầu thủ nhanh khỏe của đối phương mà tránh mất quá nhiều sức.
Nhược điểm
- Có thể thiếu sự hỗ trợ cho tiền đạo ở mặt trận tấn công.
- Hàng tiền vệ 2 người khó có thể đưa bóng lên phía trên một cách dễ dàng mà sẽ phải sử dụng các đường chuyền dài, cơ hội sẽ ít nguy hiểm đi.
Sơ đồ 2-2-2
Sơ đồ này tuy an toàn và có sự cân bằng nhưng lại rất ít khi được sử dụng vì sự cứng và thụ động của nó. Chỉ những cầu thủ mang đầy sự kỷ luật mới phù hợp với chiến thuật này.
Nhìn vào cách sắp xếp đội hình thì ai cũng hình dung được nó khó linh hoạt như thế nào. Cầu thủ buộc lòng giữ vị trí và bóng sẽ đi theo trình tự để đến với khung thành. Thật nhàm chán!
Đọc thêm: Các Loại Đế Giày Đá Bóng
Sơ đồ 1-4-1
Lại một sơ đồ chiến thuật nữa tuy cũng có sự cân bằng nhưng vẫn ít khi được sử dụng.
1-4-1 tuy linh hoạt hơn rất nhiều so với 2-2-2 nhưng yêu cầu đặt ra ở các cầu thủ khá cao.
Nếu như các đội hình ở trên chỉ cần 1 2 cầu thủ xuất sắc ở vị trí nhất định để vận hành chiến thuật thì sơ đồ này cần mọi vị trí đều phải xuất sắc.
Để có thể thi đấu ở sơ đồ này, cầu thủ hậu vệ phải tốt như ở sơ đồ 1-1-3-1, 2 tiền vệ cánh phải có thể lực dồi dào để lên công về thủ đều đặn, tấn công tốt mà phòng thủ cũng không thua ai.
Hai tiền vệ trung tâm thi đấu chiến thuật này phải vừa có đầu óc sáng tạo trong tấn công vừa mạnh mẽ trong tranh cướp và phòng thủ.
Tiền đạo cắm cũng cần phải sắc bén thật sự vì khi không biết chuyển cơ hội mà 2 tiền vệ cánh tạo ra thành bàn thắng thì họ sẽ bị bào thể lực rất nhanh. Hoặc là mỗi khi mất bóng, tiền đạo phải hỗ trợ đánh chặn vì lúc tấn công, phần khoảng không giữa hậu vệ và tiền vệ sẽ rất rộng và đội bạn có thể khai thác để phản công.
Các sơ đồ chiến thuật nâng cao
3-2-1 và 2-1-2-1
Khi thi đấu bình thường và đang trong trạng thái thủ thì đội hình 3-2-1 sẽ được vận hành một cách thuần túy. Tuy nhiên khi có cơ hội tấn công, nó ngay lập tức chuyển thành 2-1-2-1. Cụ thể:
Khi hậu vệ thòng có bóng, anh ta sẽ rê bóng đột phá vào trung lộ và biến mình thành tiền vệ trụ, 2 hậu vệ biên lúc này bó vào trong thành 2 trung vệ. Đồng thời 2 tiền vệ trung tâm sẽ dạt biên và dâng cao trở thành 2 tiền vệ cánh.
Như vậy sẽ tấn công với sơ đồ khác ban đầu. Còn khi mất bóng chỉ cần di chuyển ngược lại sẽ có một hệ thống phòng thủ vững chắc
4-1-1 và 2-1-3
Sơ đồ này chuyển hóa dễ hơn. Khi tấn công chỉ cần 2 hậu vệ cánh kéo lên cao để trở thành 2 tiền vệ cánh, tiền vệ trung tâm đẩy lên cao biến mình thành một hộ công.
Và khi phòng thủ mọi người chỉ cần kéo tất cả về là vào vị trí như ban đầu
Theo bạn thì đâu là đội hình tối ưu và tốt nhất với đội của mình. Hãy thực hành và chọn cho mình một chiến thuật tốt nhất trong bóng đá 7 người nhé.